Vào khoảng 2.500 năm trước, một người đàn ông ở Tây Bắc Trung Quốc được chôn cất trong ngôi mộ với bộ áo giáp làm từ hơn 5.000 vảy da. Với thiết kế phức tạp, áo giáp giống như vảy cá.Ngôi mộ chứa bộ áo giáp trên được các nhà khảo cổ phát hiện tại nghĩa trang Yanghai - địa điểm khảo cổ gần thành phố Turfan, rìa sa mạc Taklamakan, thuộc lòng chảo Tarim (Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, miền viễn tây Trung Quốc).Các chuyên gia nhận xét bộ áo giáp mới tìm thấy trong mộ cổ trên vô cùng đặc biệt. Nó là áo giáp "sinh học" độc đáo khiến giới khảo cổ chú ý bởi không có loại áo giáp kết vảy nào khác từng được tìm thấy ở Trung Quốc.Trước đó, một áo giáp vảy da từng được phát hiện trong lăng mộ Ai Cập cổ đại của pharaoh Tutankhamun từ thế kỷ 14 trước Công nguyên.Bộ áo giáp trong mộ cổ 2.500 năm trên được thiết kế dễ mặc mà không cần sự trợ giúp của người khác.Trưởng nhóm Patrick Wertmann - nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Châu Á và Phương Đông thuộc Đại học Zurich (Thụy Sĩ) nhận xét: “Đây là trang phục phòng thủ có trọng lượng nhẹ, vừa vặn với mọi vóc dáng và có hiệu quả đối với binh sĩ.Nhóm nghiên cứu gọi bộ giáp trong mộ cổ 2.500 tuổi trên là ví dụ thuở ban đầu về công nghệ sinh học hay lấy cảm hứng từ thiên nhiên cho công nghệ của con người.Nguyên do là bởi bộ giáp trên có các vảy da chồng lên nhau giống như vảy cá nhằm "tăng cường sức mạnh cho cơ thể con người để chống lại những cú ra đòn mạnh, đâm và bắn.Các chuyên gia suy đoán bộ áo giáp này có thể không được làm ra ở Trung Quốc. Nó trông giống như món đồ thuộc lực lượng quân sự của đế chế Tân Assyria có từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.Nếu điều này là chính xác thì bộ áo giáp trên sẽ là một trong những bằng chứng thực tế hiếm hoi về việc chuyển giao công nghệ Đông - Tây qua lục địa Á - Âu.Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.
Vào khoảng 2.500 năm trước, một người đàn ông ở Tây Bắc Trung Quốc được chôn cất trong ngôi mộ với bộ áo giáp làm từ hơn 5.000 vảy da. Với thiết kế phức tạp, áo giáp giống như vảy cá.
Ngôi mộ chứa bộ áo giáp trên được các nhà khảo cổ phát hiện tại nghĩa trang Yanghai - địa điểm khảo cổ gần thành phố Turfan, rìa sa mạc Taklamakan, thuộc lòng chảo Tarim (Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, miền viễn tây Trung Quốc).
Các chuyên gia nhận xét bộ áo giáp mới tìm thấy trong mộ cổ trên vô cùng đặc biệt. Nó là áo giáp "sinh học" độc đáo khiến giới khảo cổ chú ý bởi không có loại áo giáp kết vảy nào khác từng được tìm thấy ở Trung Quốc.
Trước đó, một áo giáp vảy da từng được phát hiện trong lăng mộ Ai Cập cổ đại của pharaoh Tutankhamun từ thế kỷ 14 trước Công nguyên.
Bộ áo giáp trong mộ cổ 2.500 năm trên được thiết kế dễ mặc mà không cần sự trợ giúp của người khác.
Trưởng nhóm Patrick Wertmann - nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Châu Á và Phương Đông thuộc Đại học Zurich (Thụy Sĩ) nhận xét: “Đây là trang phục phòng thủ có trọng lượng nhẹ, vừa vặn với mọi vóc dáng và có hiệu quả đối với binh sĩ.
Nhóm nghiên cứu gọi bộ giáp trong mộ cổ 2.500 tuổi trên là ví dụ thuở ban đầu về công nghệ sinh học hay lấy cảm hứng từ thiên nhiên cho công nghệ của con người.
Nguyên do là bởi bộ giáp trên có các vảy da chồng lên nhau giống như vảy cá nhằm "tăng cường sức mạnh cho cơ thể con người để chống lại những cú ra đòn mạnh, đâm và bắn.
Các chuyên gia suy đoán bộ áo giáp này có thể không được làm ra ở Trung Quốc. Nó trông giống như món đồ thuộc lực lượng quân sự của đế chế Tân Assyria có từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.
Nếu điều này là chính xác thì bộ áo giáp trên sẽ là một trong những bằng chứng thực tế hiếm hoi về việc chuyển giao công nghệ Đông - Tây qua lục địa Á - Âu.
Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.