Một ngôi mộ cổ khoảng 5.700 tuổi mới được các chuyên gia khai quật ở miền nam Tây Ban Nha. Mộ cổ này được xem như kỳ quan kỹ thuật thời Đồ đá sau khi giới nghiên cứu có phát hiện quan trọng. Được đặt tên là Menga, các chuyên gia cho hay ngôi mộ được xây vào khoảng 5.700 năm trước. Bên trong mộ cổ có chứa vài trăm bộ hài cốt.Khi kiểm tra ngôi mộ tập thể này, giới nghiên cứu phát hiện khối đá chốt vòm của Menga nặng khoảng 150 tấn. Với trọng lượng khủng như vậy, nó trở thành tảng đá lớn thứ hai từng được sử dụng trong một ngôi mộ thời Đồ đá mới.Nhóm nghiên cứu đến từ nhiều trường đại học ở Tây Ban Nha mô tả Menga là công trình đá đồ sộ nhất ở châu Âu vào 5.700 năm trước. Sau khi phân tích nhiều khối đá lớn dùng để xây mộ, họ phát hiện những người thợ xây thời tiền sử đã chọn những tảng đá mềm, đòi hỏi kỹ thuật và khả năng tổ chức hậu cần cực tốt để có thể hoàn thành ngôi mộ này.Thông qua một số kỹ thuật phân tích thạch học và địa tầng học, trưởng nhóm nghiên cứu José Antonio Lozano Rodríguez ở Đại học Alcalá và các đồng nghiệp phát hiện những khối đá được dùng để tạo nên Menga chủ yếu là calcarenite.Calcarenite là một loại đá trầm tích vụn có tính kết dính kém so với loại dùng trong kỹ thuật xây dựng dân dụng ngày nay. Theo các chuyên gia, loại đá này không những khó vận chuyển mà còn dễ hư hỏng. Do đó, những người xây dựng mộ cổ Menga đã phải lên kế hoạch hết sức tỉ mỉ và khéo léo mới có thể sử dụng loại đá này."Làm việc với loại đá lớn và dễ hỏng này đòi hỏi đầu tư nhiều công sức không chỉ trong chế tác đá mà cả trong xử lý gỗ và dây thừng. Thợ xây phải sử dụng lượng lớn gỗ để dựng giàn giáo dùng trong quá trình khai thác đá ở mỏ rồi chuẩn bị đường vận chuyển những tảng đá lớn đến địa điểm xây dựng", nhóm nghiên cứu cho hay.Nằm trên đỉnh đồi, Menga được người xưa chọn hướng cẩn thận để có 3 lợi thế lớn về vị trí. Trong đó, vị trí của mộ nằm thẳng hàng hoàn hảo với ngọn núi gần đó tên "Lover’s Rock" và thời điểm Mặt Trời mọc tạo ra một họa tiết ánh sáng - bóng tối phức tạp bên trong mộ.Thêm nữa, do mộ cổ Menga nằm hơi thấp hơn mỏ đá cung cấp vật liệu thô nên thợ xây có thể vận chuyển những tảng đá lớn theo lộ trình xuôi theo sườn đồi. Cuối cùng, đất nền ở đỉnh đồi ổn định hơn nhiều so với đất sét mềm ở xung quanh. Nhờ vậy, phần nền của ngôi mộ chắc chắn và an toàn hơn.Dù vậy, bản chất xốp rỗng của các tảng đá dùng để xây mộ cổ Menga khiến chúng dễ bị phá hủy bởi nước. Để giải quyết vấn đề này, người xưa đã đặt các tảng đá lớn nhất bằng gò đất lớn làm từ nhiều lớp đá sa thạch và đất nén xen kẽ.Với cách xây dựng mộ sáng tạo, nhóm nghiên cứu nhận định Menga là bằng chứng về thành tựu kỹ thuật tiên tiến ở vùng Iberia và châu Âu thời tiền sử.Mời độc giả xem video: Thứ duy nhất trong mộ cổ mà đạo chích cũng không dám động tay vào.
Một ngôi mộ cổ khoảng 5.700 tuổi mới được các chuyên gia khai quật ở miền nam Tây Ban Nha. Mộ cổ này được xem như kỳ quan kỹ thuật thời Đồ đá sau khi giới nghiên cứu có phát hiện quan trọng. Được đặt tên là Menga, các chuyên gia cho hay ngôi mộ được xây vào khoảng 5.700 năm trước. Bên trong mộ cổ có chứa vài trăm bộ hài cốt.
Khi kiểm tra ngôi mộ tập thể này, giới nghiên cứu phát hiện khối đá chốt vòm của Menga nặng khoảng 150 tấn. Với trọng lượng khủng như vậy, nó trở thành tảng đá lớn thứ hai từng được sử dụng trong một ngôi mộ thời Đồ đá mới.
Nhóm nghiên cứu đến từ nhiều trường đại học ở Tây Ban Nha mô tả Menga là công trình đá đồ sộ nhất ở châu Âu vào 5.700 năm trước. Sau khi phân tích nhiều khối đá lớn dùng để xây mộ, họ phát hiện những người thợ xây thời tiền sử đã chọn những tảng đá mềm, đòi hỏi kỹ thuật và khả năng tổ chức hậu cần cực tốt để có thể hoàn thành ngôi mộ này.
Thông qua một số kỹ thuật phân tích thạch học và địa tầng học, trưởng nhóm nghiên cứu José Antonio Lozano Rodríguez ở Đại học Alcalá và các đồng nghiệp phát hiện những khối đá được dùng để tạo nên Menga chủ yếu là calcarenite.
Calcarenite là một loại đá trầm tích vụn có tính kết dính kém so với loại dùng trong kỹ thuật xây dựng dân dụng ngày nay. Theo các chuyên gia, loại đá này không những khó vận chuyển mà còn dễ hư hỏng. Do đó, những người xây dựng mộ cổ Menga đã phải lên kế hoạch hết sức tỉ mỉ và khéo léo mới có thể sử dụng loại đá này.
"Làm việc với loại đá lớn và dễ hỏng này đòi hỏi đầu tư nhiều công sức không chỉ trong chế tác đá mà cả trong xử lý gỗ và dây thừng. Thợ xây phải sử dụng lượng lớn gỗ để dựng giàn giáo dùng trong quá trình khai thác đá ở mỏ rồi chuẩn bị đường vận chuyển những tảng đá lớn đến địa điểm xây dựng", nhóm nghiên cứu cho hay.
Nằm trên đỉnh đồi, Menga được người xưa chọn hướng cẩn thận để có 3 lợi thế lớn về vị trí. Trong đó, vị trí của mộ nằm thẳng hàng hoàn hảo với ngọn núi gần đó tên "Lover’s Rock" và thời điểm Mặt Trời mọc tạo ra một họa tiết ánh sáng - bóng tối phức tạp bên trong mộ.
Thêm nữa, do mộ cổ Menga nằm hơi thấp hơn mỏ đá cung cấp vật liệu thô nên thợ xây có thể vận chuyển những tảng đá lớn theo lộ trình xuôi theo sườn đồi. Cuối cùng, đất nền ở đỉnh đồi ổn định hơn nhiều so với đất sét mềm ở xung quanh. Nhờ vậy, phần nền của ngôi mộ chắc chắn và an toàn hơn.
Dù vậy, bản chất xốp rỗng của các tảng đá dùng để xây mộ cổ Menga khiến chúng dễ bị phá hủy bởi nước. Để giải quyết vấn đề này, người xưa đã đặt các tảng đá lớn nhất bằng gò đất lớn làm từ nhiều lớp đá sa thạch và đất nén xen kẽ.
Với cách xây dựng mộ sáng tạo, nhóm nghiên cứu nhận định Menga là bằng chứng về thành tựu kỹ thuật tiên tiến ở vùng Iberia và châu Âu thời tiền sử.
Mời độc giả xem video: Thứ duy nhất trong mộ cổ mà đạo chích cũng không dám động tay vào.