Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền là những nhà chính trị, quân sự xuất sắc của 3 thế lực mạnh nhất thời Tam quốc. Họ là những người có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị, xã hội. Dưới trướng của 3 đại nhân vật này có rất nhiều quan văn võ xuất chúng. Thêm nữa, họ sở hữu những đội quân hùng hậu giúp đạt được nhiều mục tiêu quan trọng.Trong những lần dẫn quân chinh chiến sa trường, Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền nhiều lần đối mặt với nguy hiểm. Điều thú vị là cả 3 người từng bị một mãnh tướng truy sát và phải bỏ chạy để bảo toàn tính mạng. Người đó chính là Trương Liêu.Theo các sử liệu, Trương Liêu (169 - 222), là người huyện Mã Ấp, Nhạn Môn (nay là Sóc Châu, Sơn Tây, Trung Quốc). Ông được coi là một trong những vị tướng dũng mãnh, thiện chiến nhất của nhà Tào Ngụy.Trước khi quy phục và làm việc dưới trướng Tào Tháo, Trương Liêu là thuộc hạ của Hà Tiến - vị tướng nhà Đông Hán. Sau khi Đổng Trác chiếm Lạc Dương, Trương Liêu đi theo người này. Vào năm 192, Đổng Trác bị Lã Bố giết. Do vậy, Trương Liêu đi theo Lã Bố. Trong thời gian đi theo Lã Bố, Trương Liêu từng truy sát Tào Tháo khi hai bên giao chiến ở Bộc Dương. Vào thời điểm đó, mãnh tướng này 25 tuổi.Dù từng bị Trương Liêu truy sát nhưng Tào Tháo có ấn tượng mạnh với mãnh tướng tài ba này. Do đó, về sau, ông dẹp bỏ mọi hiềm khích và thu nhận Trương Liêu về dưới trướng để giúp ông tranh đoạt thiên hạ. Quả thực, Trương Liêu không phụ kỳ vọng của Tào Tháo khi viên tướng này lập được nhiều chiến công lớn.Trương Liêu còn được nhiều người biết đến khi truy đuổi nhằm bắt sống Lưu Bị vào năm 198. Khi ấy, Trương Phi giả làm sơn tặc để cướp ngựa của Lã Bố. Điều này khiến Lã Bố tức giận nên quyết định dẫn quân đánh Lưu Bị.Do gặp bất lợi nên lực lượng của Lưu Bị rút lui. Trên đường tháo chạy bị Trương Liêu truy sát. May mắn là Quan Vũ kịp thời có mặt, chặn đánh viên tướng này nếu không thì Lưu Bị và gia quyến khó có thể bình an vô sự.Đến năm 215, Trương Liêu khiến Tôn Quyền sợ hãi khi bị truy sát. Sự việc này xảy ra khi Tôn Quyền dẫn 100.000 binh lính bao vây tấn công Hợp Phì. Vào thời điểm đó, quân đội của Tào Tháo đang trấn giữ nơi này.Dù sở hữu lực lượng đông nhưng Tôn Quyền không thể giành thắng lợi sau 10 ngày vây hãm Hợp Phì. Cuối cùng, ông ra lệnh rút quân. Một trong những nguyên nhân khiến Tôn Quyền thất bại tại đây là do có sự xuất hiện của Trương Liêu.Sau khi làm việc cho Tào Tháo, Trương Liêu ngày càng bộc lộ là một vị tướng anh dũng, thiện chiến có thể đẩy lui quân địch. Sau đó, ông còn dẫn quân truy sát Tôn Quyền khi ông rút lui. Nhiều tướng sĩ phải bỏ mạng để bảo vệ Tôn Quyền thoát khỏi sự truy đuổi của Trương Liêu. Nhờ vậy, Tôn Quyền may mắn thoát chết nhưng tổn thất lớn về người. Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền là những nhà chính trị, quân sự xuất sắc của 3 thế lực mạnh nhất thời Tam quốc. Họ là những người có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị, xã hội. Dưới trướng của 3 đại nhân vật này có rất nhiều quan văn võ xuất chúng. Thêm nữa, họ sở hữu những đội quân hùng hậu giúp đạt được nhiều mục tiêu quan trọng.
Trong những lần dẫn quân chinh chiến sa trường, Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền nhiều lần đối mặt với nguy hiểm. Điều thú vị là cả 3 người từng bị một mãnh tướng truy sát và phải bỏ chạy để bảo toàn tính mạng. Người đó chính là Trương Liêu.
Theo các sử liệu, Trương Liêu (169 - 222), là người huyện Mã Ấp, Nhạn Môn (nay là Sóc Châu, Sơn Tây, Trung Quốc). Ông được coi là một trong những vị tướng dũng mãnh, thiện chiến nhất của nhà Tào Ngụy.
Trước khi quy phục và làm việc dưới trướng Tào Tháo, Trương Liêu là thuộc hạ của Hà Tiến - vị tướng nhà Đông Hán. Sau khi Đổng Trác chiếm Lạc Dương, Trương Liêu đi theo người này. Vào năm 192, Đổng Trác bị Lã Bố giết. Do vậy, Trương Liêu đi theo Lã Bố. Trong thời gian đi theo Lã Bố, Trương Liêu từng truy sát Tào Tháo khi hai bên giao chiến ở Bộc Dương. Vào thời điểm đó, mãnh tướng này 25 tuổi.
Dù từng bị Trương Liêu truy sát nhưng Tào Tháo có ấn tượng mạnh với mãnh tướng tài ba này. Do đó, về sau, ông dẹp bỏ mọi hiềm khích và thu nhận Trương Liêu về dưới trướng để giúp ông tranh đoạt thiên hạ. Quả thực, Trương Liêu không phụ kỳ vọng của Tào Tháo khi viên tướng này lập được nhiều chiến công lớn.
Trương Liêu còn được nhiều người biết đến khi truy đuổi nhằm bắt sống Lưu Bị vào năm 198. Khi ấy, Trương Phi giả làm sơn tặc để cướp ngựa của Lã Bố. Điều này khiến Lã Bố tức giận nên quyết định dẫn quân đánh Lưu Bị.
Do gặp bất lợi nên lực lượng của Lưu Bị rút lui. Trên đường tháo chạy bị Trương Liêu truy sát. May mắn là Quan Vũ kịp thời có mặt, chặn đánh viên tướng này nếu không thì Lưu Bị và gia quyến khó có thể bình an vô sự.
Đến năm 215, Trương Liêu khiến Tôn Quyền sợ hãi khi bị truy sát. Sự việc này xảy ra khi Tôn Quyền dẫn 100.000 binh lính bao vây tấn công Hợp Phì. Vào thời điểm đó, quân đội của Tào Tháo đang trấn giữ nơi này.
Dù sở hữu lực lượng đông nhưng Tôn Quyền không thể giành thắng lợi sau 10 ngày vây hãm Hợp Phì. Cuối cùng, ông ra lệnh rút quân. Một trong những nguyên nhân khiến Tôn Quyền thất bại tại đây là do có sự xuất hiện của Trương Liêu.
Sau khi làm việc cho Tào Tháo, Trương Liêu ngày càng bộc lộ là một vị tướng anh dũng, thiện chiến có thể đẩy lui quân địch. Sau đó, ông còn dẫn quân truy sát Tôn Quyền khi ông rút lui. Nhiều tướng sĩ phải bỏ mạng để bảo vệ Tôn Quyền thoát khỏi sự truy đuổi của Trương Liêu. Nhờ vậy, Tôn Quyền may mắn thoát chết nhưng tổn thất lớn về người.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.