Rìu chiến được xem là di vật quý hiếm của thời đại Hùng Vương. Vũ khí này còn có tên gọi khác là dao phạng vì kiểu dáng nó gần giống với loại dao thái phở ngày nay.Đặc điểm chung của rìu Đông Sơn kích thước khá lớn, có bản lưỡi rộng, họng tra cán nhô ra ngoài sống lưỡi, họng và lưỡi không nằm trên cùng một trục dọc.Dao găm là loại vũ khí đánh gần, cũng là một trong các di vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn.Một số mẫu dao găm của văn hóa Đông Sơn được chế tác rất cầu kỳ, như những chiếc dao găm có cán hình người phụ nữ này.Giáo là loại vũ khí cận chiến sử dụng bằng cách đâm, gồm hai phần là lưỡi và cán. Lưỡi giáo Đông Sơn có đủ loại hình dạng, kích cỡ khác nhau, có chiếc dài tới trên 50cm, chiều dài trung bình vào khoảng 20 – 25cm.Từ trái qua phải: Mũi chĩa, mũi giáo và mũi lao. Trong khi chĩa và giáo là vũ khí cận chiến, lao lại là loại vũ khí đánh xa bằng phương pháp phóng, phần lớn có họng tra cán dài hơn mũi.Kiếm là loại vũ khí đánh gần bằng động tác chém, đâm. Kiếm Đông Sơn có nhiều chủng loại với cách tạo hình, dộ dài ngắn, trang trí hoa văn khác nhau.Lẫy nỏ Đông Sơn được chế tác bằng đồng hết sức tinh vi, có cấu tạo gồm các bộ phận hộp lẫy nỏ, lẫy nỏ, cò... được liên kết với nhau bằng các chốt hình trụ.Mũi tên Đông Sơn phổ biến là loại mũi tên bằng đồng có ba cánh nhỏ, chuôi dài.Tấm che ngực là loại hình vũ khí phòng hộ cho các chiến binh. Chúng là những tấm đồng mỏng, một mặt có 4 quai nhỏ hoặc 4 lỗ nhỏ ở 4 góc để buộc dây.Trên một mặt tấm che ngực trang trí các hoa văn tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn như văn vạch ngắn song song, văn vòng tròn có tâm, vòng tròn tiếp tuyến, văn chữ X và văn người hóa trang bơi thuyền, văn cá sấu…Các loại vũ khí được tìm thấy trong mộ thuyền Việt Khê của nền văn hóa Đông Sơn.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Rìu chiến được xem là di vật quý hiếm của thời đại Hùng Vương. Vũ khí này còn có tên gọi khác là dao phạng vì kiểu dáng nó gần giống với loại dao thái phở ngày nay.
Đặc điểm chung của rìu Đông Sơn kích thước khá lớn, có bản lưỡi rộng, họng tra cán nhô ra ngoài sống lưỡi, họng và lưỡi không nằm trên cùng một trục dọc.
Dao găm là loại vũ khí đánh gần, cũng là một trong các di vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn.
Một số mẫu dao găm của văn hóa Đông Sơn được chế tác rất cầu kỳ, như những chiếc dao găm có cán hình người phụ nữ này.
Giáo là loại vũ khí cận chiến sử dụng bằng cách đâm, gồm hai phần là lưỡi và cán. Lưỡi giáo Đông Sơn có đủ loại hình dạng, kích cỡ khác nhau, có chiếc dài tới trên 50cm, chiều dài trung bình vào khoảng 20 – 25cm.
Từ trái qua phải: Mũi chĩa, mũi giáo và mũi lao. Trong khi chĩa và giáo là vũ khí cận chiến, lao lại là loại vũ khí đánh xa bằng phương pháp phóng, phần lớn có họng tra cán dài hơn mũi.
Kiếm là loại vũ khí đánh gần bằng động tác chém, đâm. Kiếm Đông Sơn có nhiều chủng loại với cách tạo hình, dộ dài ngắn, trang trí hoa văn khác nhau.
Lẫy nỏ Đông Sơn được chế tác bằng đồng hết sức tinh vi, có cấu tạo gồm các bộ phận hộp lẫy nỏ, lẫy nỏ, cò... được liên kết với nhau bằng các chốt hình trụ.
Mũi tên Đông Sơn phổ biến là loại mũi tên bằng đồng có ba cánh nhỏ, chuôi dài.
Tấm che ngực là loại hình vũ khí phòng hộ cho các chiến binh. Chúng là những tấm đồng mỏng, một mặt có 4 quai nhỏ hoặc 4 lỗ nhỏ ở 4 góc để buộc dây.
Trên một mặt tấm che ngực trang trí các hoa văn tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn như văn vạch ngắn song song, văn vòng tròn có tâm, vòng tròn tiếp tuyến, văn chữ X và văn người hóa trang bơi thuyền, văn cá sấu…
Các loại vũ khí được tìm thấy trong mộ thuyền Việt Khê của nền văn hóa Đông Sơn.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.