Ly kỳ đầu lâu của kẻ khiến giang sơn nhà Hán đứt gánh giữa đường

Google News

Phải tới gần 3 thế kỷ sau khi bị biến thành vật lưu trữ vì nhiều động cơ khác nhau, thủ cấp của nhân vật này mới được trở về với cát bụi.

Sử cũ ghi lại, vào năm 295 sau công nguyên dưới thời Tây Tấn, cả thành Lạc Dương không khỏi xôn xao trước một biến cố bất ngờ: Một trong những kho vũ khí chủ chốt của triều đình đột nhiên xảy ra hỏa hoạn gây thiệt hại nghiêm trọng.
Sự cố ấy đã khiến cho 208 vạn món vũ khí của vương triều này hết thảy đều hóa thành sắt vụn, nhiều dị bảo quý hiểm cũng biến mất khỏi thế gian kể từ đó.
Đối với những tài vật bị hư hại trong trận hỏa hoạn nói trên, "Tấn thư" hầu như đều ghi chép hết sức qua loa, chỉ có 3 món "văn vật lịch sử" đặc biệt là được ghi chú hết sức rõ ràng. Đầu lâu của Hoàng đế duy nhất của nhà Tân là Vương Mãng cũng nằm trong số đó.
Cái chết không toàn thây của nhân vật khiến giang sơn nhà Hán "đứt gánh giữa đường"
Vương Mãng (45 TCN – 23 sau công nguyên), xuất thân là một quyền thần thời nhà Hán và trở thành vị Hoàng đế duy nhất của vương triều nhà Tân sau khi soán ngôi đoạt vị thành công.
Năm xưa từ vị trí của một ngoại thích trong triều, Vương Mãng đã từng bước thao túng quyền hành và cuối cùng lấy danh nghĩa "phục cổ" để phế bỏ vua Hán Nhũ Tử Anh rồi tự mình xưng đế, lập ra triều Tân kéo dài 16 năm trong lịch sử Trung Hoa.
Mặc dù nỗ lực thi hành nhiều cải cách, tuy nhiên hầu hết các ý kiến đều cho rằng vị Hoàng đế này đã bị những chính sách của mình tiễn lên ngọn đầu đài.
Và kết quả là chỉ vẻn vẹn gần 2 thập kỷ từ sau khi khai quốc, vào năm 23 sau công nguyên, quân Lục Lâm tấn công Trường An, Vương Mãng hoảng hốt bỏ chạy, cuối cùng bị giết trong cuộc chiến loạn ở Tiệm Đài.
Bấy giờ, thủ cấp của ông bị mang nộp, xác cũng bị các binh lính phanh thây, tranh giành nhau đem đi lĩnh thưởng. Chỉ mấy ngày sau đó, đầu Vương Mãng bị đem bêu trong Uyển Thành. Bách tính thi nhau ném đá lên thủ cấp của ông để tỏ lòng căm phẫn.
Như vậy chỉ 16 năm kể từ khi soán ngôi nhà Hán, vương triều nhà Tân cũng bị tận diệt sau cái chết của vị Hoàng đế duy nhất. Vào năm bị hạ sát, Vương Mãng đã 68 tuổi.
Biến thủ cấp thành vật lưu giữ và bi kịch không của riêng Vương Mãng
Ly ky dau lau cua ke khien giang son nha Han dut ganh giua duong
Ảnh minh họa.
Cho tới ngày nay, Vương Mãng vẫn bị không ít các sử gia Trung Quốc liệt vào hàng các nhân vật thuộc "danh sách đen" (theo nhận định của Qulishi). Trong cuốn "Hán thư", học giả Ban Cố từng đánh giá ông là người "hung ác cùng cực".
Những nhận định tiêu cực của giới sử học đối với nhân vật này cũng được xem là không hề khó hiểu, bởi Vương Mãng bị xem là người khiến cho giang sơn Đại Hán "đứt gánh giữa đường", hơn nữa ông lại thi hành nhiều chính sách cải cách thiếu hợp lý chỉ nhằm mục đích củng cố quyền lực của bản thân mình.
Sau cái chết không toàn thây vào năm 23 sau công nguyên, tên tuổi của Vương Mãng dường như đã bị lịch sử bỏ quên.
Thế nhưng gần 3 thế kỷ sau đó, tung tích về thủ cấp của nhân vật này lại bất ngờ xuất hiện sau trận hỏa hoạn thiêu hủy kho vũ khí của vương triều Tây Tấn.
Về lý do thủ cấp Vương Mãng vẫn được các vương triều truyền tay nhau bảo quản trong suốt hơn 200 năm, chuyên trang lịch sử Qulishi (Trung Quốc) đã đưa ra 3 lý giải như sau.
Thứ nhất, Vương Mãn bị Đại Hán xem là phản nghịch. Sau khi đánh bại vương triều nhà Tân của nhân vật này, giang sơn nhà Hán mới được khôi phục. Vì vậy thủ cấp Vương Mãn có thể được xem như một thứ chiến lợi phẩm.
Thứ hai, từ lý do nêu trên, không khó để nhận thấy việc giữ lại đầu lâu của Vương Mãn được các vương triều xem như một động thái nhằm cảnh cáo những kẻ có ý đồ phản nghịch ở bên ngoài, đồng thời cũng là thứ để răn dạy và cảnh tỉnh hậu duệ.
Thứ ba, việc lưu giữ thủ cấp của Vương Mãng được xem như một hình thức bảo quản các văn vật có giá trị lịch sử. Nhà Ngụy và nhà Tấn sau này rất có thể vì lý do này mà tiếp tục cất giữ, bảo quản.
Trên thực tế, lịch sử Trung Hoa cũng từng ghi lại không ít trường hợp lưu giữ thủ cấp vì nhiều lý do khác nhau.
Năm xưa vào thời nhà Thương, phong tục chém đầu cúng tế còn hết sức thịnh hành. Tuy nhiên sau đó nghi thức này dần biến mất trên địa phân Trung Nguyên.
Tới thời nhà Hán, sau khi Hung Nô bị phá, thủ cấp của Vương hậu thế lực này tương truyền rằng cũng bị giữ lại làm thành… đồ uống trà!
Vào thời kỳ Nam Bắc triều, nhân vật có tiếng là Hầu Cảnh cũng sở hữu kết cục tương tự với Vương Mãn. Sau khi bị bêu đầu thị chúng, thủ cấp của ông cũng bị cất giữ trong kho vũ khí.
Tới thời nhà Thanh, Càn Long từng bình định thành công phản loạn Đại Tiểu Hòa Trác. Sau khi Tiểu Hòa Trác bị giết, thủ cấp cũng bị đưa về kinh thành và được Càn Long đem làm thành Kapala – một loại cốc làm từ sọ người.
Những minh chứng trên đây đã cho thấy việc đầu lâu của Vương Mãng được cất giữ tới gần 300 năm không phải là một việc quá đỗi hiếm lạ đối với lịch sử Trung Hoa nói riêng.
Thế nhưng dù cho các triều đại nói trên lưu giữ vì mục đích hay động cơ nào thì cuối cùng sau 272 năm bị xem như một món văn vật trưng bày, phần thi thể còn lại của vị Hoàng đế nhà Tân ấy cuối cùng cũng được trở về với cát bụi để đoàn tụ với chủ nhân ở thế giới bên kia…
Theo PV/Helino

>> xem thêm

Bình luận(0)