1. Khu mộ của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc (xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là một địa danh tâm linh thiêng liêng gắn với sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong trên đường mòn Hồ Chí Minh thời kháng chiến chống Mỹ.Là đầu mối giao thông hết sức quan trọng, trong chiến tranh Việt Nam quân đội Mỹ luôn tập trung đánh phá Ngã ba Đồng Lộc nhằm cắt đứt đường tiếp tế chiến trường miền Nam. Vào mùa hè năm 1968, nơi đây có một tiểu đội Thanh niên xung phong gồm 10 cô gái trẻ, có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá.Ngày 24/7/1968, như mọi ngày, 10 cô ra làm nhiệm vụ. 16h30, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom đã rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Căn hầm đã bị sụp đổ khiến cả 10 cô hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn còn chưa lập gia đình.Sự ra đi của các cô đã trở thành một huyền thoại bất tử của lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỷ 20.2. Tướng Nguyễn Thị Định (1920 – 1992), còn gọi là Cô Ba Định, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau khi bà mất, khu tưởng niệm bà được lập tại mảnh đất quê hương ở ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.Đây là một quần thể kiến trúc bề thế gồm cổng tam quan, nhà bia, đền thờ, nhà trưng bày, được nối với nhau bằng các trục đường chạy qua thảm cỏ xanh. Khu đền thờ được xây cao ráo, thoáng mát, theo kiểu tứ trụ, cột tròn mái hai tầng chồng diềm uốn cong ở 4 góc, diềm mái đầu cột, đầu hồi có trang trí họa tiết. Đền có 3 cửa ra vào, xung quanh có hành lang rộng.Nội thất trong đền thờ giản dị nhưng đầy vẻ trang nghiêm. Trong đền thờ có tượng đồng chân dung nữ tướng Nguyễn Thị Định, với trang phục áo bà ba khăn rằn quấn cổ. Tượng có chiều cao 1,75 m, nặng 1.025 kg, đặt trên bệ thờ bằng đá hoa cương cao 1,5 m do Bộ Quốc phòng trao tặng.Tham gia cách mạng lúc mới 16 tuổi, tên tuổi của Cô Ba Định gắn liền với huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển” và phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960. Bà cũng là người lãnh đạo “Đội quân tóc dài” lập nên nhiều chiến công to lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.3. Hang Tám Cô là một hang đá nằm trên đường 20 Quyết Thắng - thuộc địa phận huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Tương truyền, cái tên hang Tám Cô có từ khi 8 cô gái Thanh niên xung phong đến đây làm nhiệm vụ giữ huyết mạch giao thông trên đường mòn Hồ Chí Minh.Vào ngày 14/11/1972, có 8 Thanh niên xung phong cùng quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa gồm 4 nam và 4 nữ đang làm nhiệm vụ đã vào hang Tám Cô tránh máy bay Mỹ ném bom. Không may bom làm miệng hang đổ sập, cả 8 người hy sinh.Đến năm 1996, cửa hang được mở, hài cốt của các anh chị mới được cất bốc mai táng, và một đền thờ nhỏ được xây dựng cạnh hang. Kể từ đó nhiều chuyện tâm linh kỳ lạ, khó lý giải đã xảy ra ở nơi đây, theo lời kể được thuật lại rộng rãi trên báo chí của các nhân chứng.Những câu chuyện ấy đã khiến hang Tám Cô trở thành một địa điểm linh thiêng trên tuyến đường Hồ Chí Minh thời hiện đại. Du khách đi qua đây thường không quên dừng xe lại, vào thắp nén hương...Mời quý độc giả xem video: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.
1. Khu mộ của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc (xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là một địa danh tâm linh thiêng liêng gắn với sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong trên đường mòn Hồ Chí Minh thời kháng chiến chống Mỹ.
Là đầu mối giao thông hết sức quan trọng, trong chiến tranh Việt Nam quân đội Mỹ luôn tập trung đánh phá Ngã ba Đồng Lộc nhằm cắt đứt đường tiếp tế chiến trường miền Nam. Vào mùa hè năm 1968, nơi đây có một tiểu đội Thanh niên xung phong gồm 10 cô gái trẻ, có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá.
Ngày 24/7/1968, như mọi ngày, 10 cô ra làm nhiệm vụ. 16h30, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom đã rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Căn hầm đã bị sụp đổ khiến cả 10 cô hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn còn chưa lập gia đình.
Sự ra đi của các cô đã trở thành một huyền thoại bất tử của lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỷ 20.
2. Tướng Nguyễn Thị Định (1920 – 1992), còn gọi là Cô Ba Định, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau khi bà mất, khu tưởng niệm bà được lập tại mảnh đất quê hương ở ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Đây là một quần thể kiến trúc bề thế gồm cổng tam quan, nhà bia, đền thờ, nhà trưng bày, được nối với nhau bằng các trục đường chạy qua thảm cỏ xanh. Khu đền thờ được xây cao ráo, thoáng mát, theo kiểu tứ trụ, cột tròn mái hai tầng chồng diềm uốn cong ở 4 góc, diềm mái đầu cột, đầu hồi có trang trí họa tiết. Đền có 3 cửa ra vào, xung quanh có hành lang rộng.
Nội thất trong đền thờ giản dị nhưng đầy vẻ trang nghiêm. Trong đền thờ có tượng đồng chân dung nữ tướng Nguyễn Thị Định, với trang phục áo bà ba khăn rằn quấn cổ. Tượng có chiều cao 1,75 m, nặng 1.025 kg, đặt trên bệ thờ bằng đá hoa cương cao 1,5 m do Bộ Quốc phòng trao tặng.
Tham gia cách mạng lúc mới 16 tuổi, tên tuổi của Cô Ba Định gắn liền với huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển” và phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960. Bà cũng là người lãnh đạo “Đội quân tóc dài” lập nên nhiều chiến công to lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
3. Hang Tám Cô là một hang đá nằm trên đường 20 Quyết Thắng - thuộc địa phận huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Tương truyền, cái tên hang Tám Cô có từ khi 8 cô gái Thanh niên xung phong đến đây làm nhiệm vụ giữ huyết mạch giao thông trên đường mòn Hồ Chí Minh.
Vào ngày 14/11/1972, có 8 Thanh niên xung phong cùng quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa gồm 4 nam và 4 nữ đang làm nhiệm vụ đã vào hang Tám Cô tránh máy bay Mỹ ném bom. Không may bom làm miệng hang đổ sập, cả 8 người hy sinh.
Đến năm 1996, cửa hang được mở, hài cốt của các anh chị mới được cất bốc mai táng, và một đền thờ nhỏ được xây dựng cạnh hang. Kể từ đó nhiều chuyện tâm linh kỳ lạ, khó lý giải đã xảy ra ở nơi đây, theo lời kể được thuật lại rộng rãi trên báo chí của các nhân chứng.
Những câu chuyện ấy đã khiến hang Tám Cô trở thành một địa điểm linh thiêng trên tuyến đường Hồ Chí Minh thời hiện đại. Du khách đi qua đây thường không quên dừng xe lại, vào thắp nén hương...
Mời quý độc giả xem video: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.