Mike Harari
Năm 1972, một nhóm người người Palestines bị tình nghi có liên quan đến cuộc thảm sát 11 vận động viên Israel tại Thế vận hội ở Munich, Đức.
Ngay sau khi xảy ra sự kiện kinh hoàng trên, chính phủ Israel đã triển khai hoạt động Wrath of God nhằm vào các tay súng từ nhóm Black September – tổ chức khủng bố Palestine. Nhóm Black September đã thực hiện cuộc thảm sát Munich nên đã trở thành mục tiêu tiêu ám sát của Israel trên khắp châu Âu trong gần 1 năm.
Điệp viên Mike Harari từng phục vụ trong Haganah - tiền thân của Lực lượng quân đội Israel ngày nay - và Cơ quan An ninh Nội địa Israel trước khi gia nhập vào Mossad năm 1954. Ông trực tiếp tham gia và lãnh đạo kế hoạch ám sát các tay súng từ nhóm Black September.
Dưới sự lãnh đạo của điệp viên Mike Harari, ít nhất 7 nghi phạm của Black September bị tiêu diệt trong các vụ ám sát tiến hành ở châu Âu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, điệp viên Mike Harari đã ám sát nhầm một trong những kiến trúc sư Thế vận hội thay vì là một kẻ tình nghi người Morocco làm bồi bàn ở thị trấn Lillehammer năm 1973.
Ông Harari tiếp tục hoạt động bí mật cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1980 và qua đời năm 2014.
Mehmet Ali Agca
Vào tháng 2/1979, Mehmet Ali Agca sát hại nhà báo Abdi Ipekci - biên tập viên của tờ nhật báo cánh tả Milliyet. Tuy nhiên, gã được biết đến nhiều hơn khi là hung thủ
ám sát Giáo hoàng John Paul II tại Quảng trường St. Peter, Vatican năm 1981.
Hắn là hành viên tổ chức quá khích "Grey Wolves" (Những con sói xám) theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở Thổ Nhĩ Kỳ. Agca đã bắn liên tiếp 4 phát súng, 2 phát đầu trúng vào người Giáo hoàng John Paul II, 2 phát còn lại trúng vào 2 du khách đến từ Mỹ và Jamaica. Ngay sau khi bị ám sát, Sau ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ 25 phút, Giáo hoàng bị bắn trọng thường ở phần bụng và cánh tay phải đã được đưa đến bệnh viện phẫu thuật và qua cơn nguy kịch.
Sau 19 năm ngồi tù, đến đầu tháng 6/2000, Ali Agca được tân Tổng thống Italia Carlo Azeglio Ciampi ký lệnh ân xá rồi sau đó bị trục xuất về Thổ Nhĩ Kỳ.
Craig Williamson
Craig Williamson là điệp viên nổi tiếng của Nam Phi. Chiều tối ngày 18/2/1986, khi vừa bước ra khỏi một rạp chiếu phim ở thủ đô Stockholm cùng vợ, Thủ tướng Olof Palme bị một kẻ lạ mặt bắn chết. Sau khi gây án, gã sát thủ biến mất và trở thành vụ án bỏ ngỏ suốt nhiều năm nay.
Nhà văn Stieg Larsson thu thập được nhiều thông tin trong quá trình điều tra vụ ám sát Thủ tướng Olof Palme trong nhiều năm. Vào năm 2014, những tài liệu trên được công bố. Trong số tài liệu trên, ông Larsson hoài nghi điệp viên Craig Williamson có dính líu đến vụ ám sát trên bởi ông được cho từng làm việc với cựu quân nhân Thụy Điển Bertil Wedin từ những năm 1970.
Vào năm 1982, Wedin từng thừa nhận có làm việc cho điệp viên Williamson và có nhiều thông tin cho thấy Wedin là trung gian của vụ ám sát Thủ tướng Olof Palme. Không những vậy, Wedin cũng bị tình nghi là chủ mưu vụ ám sát bạn của Thủ tướng Palme - ông Ruth First năm 1982.
Tuy nhiên, đó chỉ là những hoài nghi của nhà văn Stieg Larsson. Cho đến nay, vụ ám sát Thủ tướng Palme vẫn còn bỏ ngỏ.