Nằm trên đỉnh đèo Ngang ở khu vực giáp ranh của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, Hoành Sơn Quan là một chứng tích ghi dấu nhiều biến động lịch sử củaViệt Nam.Theo sử sách, từ trước thời nhà Nguyễn trên dãy Hoành Sơn đã có một con đường xây bằng đá nối liền hai bên chân núi, được gọi là đèo Ngang.Năm 1833, dưới thời vua Minh Mạng, một cổng bằng gạch đá được xây dựng giữa đèo để kiểm soát việc qua lại tuyến đường hiểm yếu này.Cổng được đặt tên là Hoành Sơn Quan, theo tên gọi của dãy núi, nằm ở vị trí bao quát được toàn bộ tuyến đường vượt núi độc đạo.Với người dân địa phương, cánh cổng thường được gọi là Cổng Trời, có nghĩa là điểm cao nhất của con đường trên dãy Hoành Sơn.Không chỉ có vị trí chiến lược, Hoành Sơn Quan còn là một địa điểm vãn cảnh nổi tiếng của đèo Ngang.Từ cánh cổng này có thể bao quát một vùng phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ của dải đất miền Trung.Trong nền văn học Việt Nam, đã có rất nhiều bài thơ viết về Hoành Sơn Quan, tiêu biểu nhất trong đó là một bài thơ bằng chữ Hán của Cao Bá Quát.Bài thơ được phiên âm như sau: Địa biểu lập sàn nhan/ Liêu phong đáo hải gian/ Bách niên khan cổ lũy/ Thiên lý nhập trùng quan/ Túc điểu sơ đầu thụ/ Quy vân bán ủng san/ Trì trì Tô quý tử/ Cửu tệ vị tri hoàn.Tạm dịch: Núi cao thế đất uy nghiêm/ Trùng trùng điệp nối liền biển khơi/ Thành xưa trăm tuổi dựng xây/ Đường xa ngàn dặm đi vào ải quan/ Chim chiều tìm tổ về rừng/ Mây bay nửa cánh ôm vòng sườn non/ Chàng Tô còn mãi bôn chôn/ Áo cừu đã rách về không hẹn ngày.Qua bài thơ, có thể cảm nhận được vẻ đẹp, nét uy nghiêm của Hoành Sơn Quan qua con mắt của bậc tao nhân mặc khách khi viếng cảnh nơi đây.Những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Hoành Sơn Quan là một điểm cao quan trọng án ngữ con đường Bắc - Nam.Mặc dù toàn bộ khu vực hứng chịu rất nhiều bom đạn của địch, cánh cổng cổ xưa vẫn đứng vững và trở thành biểu tượng cho tinh thần bất khuất, quật cường để giữ vững huyết mạch giao thông.Ngày nay, Hoành Sơn Quan vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính, trở thành địa điểm dừng chân lý tưởng của du khách mỗi khi qua đèo Ngang.Một số hình ảnh khác về Hoành Sơn Quan.
Nằm trên đỉnh đèo Ngang ở khu vực giáp ranh của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, Hoành Sơn Quan là một chứng tích ghi dấu nhiều biến động lịch sử củaViệt Nam.
Theo sử sách, từ trước thời nhà Nguyễn trên dãy Hoành Sơn đã có một con đường xây bằng đá nối liền hai bên chân núi, được gọi là đèo Ngang.
Năm 1833, dưới thời vua Minh Mạng, một cổng bằng gạch đá được xây dựng giữa đèo để kiểm soát việc qua lại tuyến đường hiểm yếu này.
Cổng được đặt tên là Hoành Sơn Quan, theo tên gọi của dãy núi, nằm ở vị trí bao quát được toàn bộ tuyến đường vượt núi độc đạo.
Với người dân địa phương, cánh cổng thường được gọi là Cổng Trời, có nghĩa là điểm cao nhất của con đường trên dãy Hoành Sơn.
Không chỉ có vị trí chiến lược, Hoành Sơn Quan còn là một địa điểm vãn cảnh nổi tiếng của đèo Ngang.
Từ cánh cổng này có thể bao quát một vùng phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ của dải đất miền Trung.
Trong nền văn học Việt Nam, đã có rất nhiều bài thơ viết về Hoành Sơn Quan, tiêu biểu nhất trong đó là một bài thơ bằng chữ Hán của Cao Bá Quát.
Bài thơ được phiên âm như sau: Địa biểu lập sàn nhan/ Liêu phong đáo hải gian/ Bách niên khan cổ lũy/ Thiên lý nhập trùng quan/ Túc điểu sơ đầu thụ/ Quy vân bán ủng san/ Trì trì Tô quý tử/ Cửu tệ vị tri hoàn.
Tạm dịch: Núi cao thế đất uy nghiêm/ Trùng trùng điệp nối liền biển khơi/ Thành xưa trăm tuổi dựng xây/ Đường xa ngàn dặm đi vào ải quan/ Chim chiều tìm tổ về rừng/ Mây bay nửa cánh ôm vòng sườn non/ Chàng Tô còn mãi bôn chôn/ Áo cừu đã rách về không hẹn ngày.
Qua bài thơ, có thể cảm nhận được vẻ đẹp, nét uy nghiêm của Hoành Sơn Quan qua con mắt của bậc tao nhân mặc khách khi viếng cảnh nơi đây.
Những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Hoành Sơn Quan là một điểm cao quan trọng án ngữ con đường Bắc - Nam.
Mặc dù toàn bộ khu vực hứng chịu rất nhiều bom đạn của địch, cánh cổng cổ xưa vẫn đứng vững và trở thành biểu tượng cho tinh thần bất khuất, quật cường để giữ vững huyết mạch giao thông.
Ngày nay, Hoành Sơn Quan vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính, trở thành địa điểm dừng chân lý tưởng của du khách mỗi khi qua đèo Ngang.
Một số hình ảnh khác về Hoành Sơn Quan.