Lắng nghe Phật dạy về cách ăn nói để không làm đối phương tổn thương

Google News

Chỉ người có trí mới biết ăn nói chừng mực và chính lời nói là biểu hiện rõ rệt nhất của một người có đức hay không, và như thế họ mới có thể giữ được phúc báo.

Trong cuộc sống này không phải ai cũng sẵn lòng làm việc tốt cho người khác, nhưng lại dễ dàng nói ra những lời khó nghe, làm tổn thương đến đối phương. Nhiều người không hề biết rằng chính lời nói cũng đủ khiến người khác có cuộc sống khổ cực, mệt mỏi hơn.

Người có vận mệnh tốt thì họ luôn biết cách ăn nói chừng mừng, mỗi lời nói ra đều có đạo đức, họ không dùng ngôn từ để chê bai bất kỳ ai.

Vì thế, đừng quên lắng nghe những lời Phật dạy về lời nói sau đây để tự răn lấy mình.

1. Lời nói có sức mạnh vừa phá hủy, vừa hàn gắn. Khi lời nói vừa chân thành, vừa hòa ái, chúng có thể thay đổi cả thế giới.

 Lang nghe Phat day ve cach an noi de khong lam doi phuong ton thuong

2. Nếu ta không thích người khác nói lời thô ác với mình, thì người khác cũng như thế. Vậy tại sao ta lại nhục mạ họ?

3. Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta biết nói hay; nhưng nếu anh ta có bình an, tình yêu thương, và sự dũng cảm thì anh ta mới thật sự được gọi là khôn ngoan.

4. Đừng giải thích nhiều về một sự việc nào đó vì có thể càng giải thích thì vấn đề lại càng trở nên rắc rối hơn.

5. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.

6. Im lặng là một câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng.

7. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?

8. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.

9. Nói chuyện phô trương: cái bản thân có, người khác không hưởng nhờ, cái bản thân có, không biết chừng người khác còn có cái tốt hơn.

 Lang nghe Phat day ve cach an noi de khong lam doi phuong ton thuong-Hinh-2

10. Đánh giá học vấn: kiến thức mênh mông như biển mà hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước, sao tự nhận mình là biết hết mà đánh giá người khác.

11. Tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu chút đức khiêm hư cho mình.

12. Đúng lý cũng không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho mình.

13. Có công không cần đòi hỏi tận cùng, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhượng cho mình.

Theo Truy Nguyệt/ Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)