Nằm trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội, Khuê Văn Các vừa là một công trình kiến trúc độc đáo, vừa là biểu trưng cho truyền thống hiếu học hàng nghìn năm qua của người Việt.Với tên gọi mang ý nghĩa là "gác vẻ đẹp của sao Khuê", Khuê Văn Các được Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng vào năm 1805, dưới triều Nguyễn.Nằm cạnh giếng Thiên Quang và các mảnh vườn đầy cây xanh, gác được sử dụng làm nơi họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Công trình gồm hai tầng, cao gần 9 thước, bình đồ hình vuông.Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng có 8 mái, gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ.Sàn gỗ của tầng trên có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ.Bốn mặt của tầng lầu bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía, tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao.Phía hai bên của mỗi ô cửa đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp vàng, nội dung ca ngợi cảnh sắc và văn hiến nước Việt.Nền Khuê Văn Các có hình vuông cao cân xứng, có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên nền phài đi qua ba bậc thang đá.Theo quan niệm của người xưa, giếng Thiên quang hình vuông tượng trưng cho mặt đất, cửa sổ hình tròn của gác Khuê Văn Các tượng trưng cho bầu trời, có ý nói nơi đây là nơi tập trung mọi tinh hoa của trời đất.Vào năm 2012, Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng chính thức của thành phố Hà Nội.
Nằm trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội, Khuê Văn Các vừa là một công trình kiến trúc độc đáo, vừa là biểu trưng cho truyền thống hiếu học hàng nghìn năm qua của người Việt.
Với tên gọi mang ý nghĩa là "gác vẻ đẹp của sao Khuê", Khuê Văn Các được Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng vào năm 1805, dưới triều Nguyễn.
Nằm cạnh giếng Thiên Quang và các mảnh vườn đầy cây xanh, gác được sử dụng làm nơi họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội.
Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Công trình gồm hai tầng, cao gần 9 thước, bình đồ hình vuông.
Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng có 8 mái, gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ.
Sàn gỗ của tầng trên có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ.
Bốn mặt của tầng lầu bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía, tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao.
Phía hai bên của mỗi ô cửa đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp vàng, nội dung ca ngợi cảnh sắc và văn hiến nước Việt.
Nền Khuê Văn Các có hình vuông cao cân xứng, có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên nền phài đi qua ba bậc thang đá.
Theo quan niệm của người xưa, giếng Thiên quang hình vuông tượng trưng cho mặt đất, cửa sổ hình tròn của gác Khuê Văn Các tượng trưng cho bầu trời, có ý nói nơi đây là nơi tập trung mọi tinh hoa của trời đất.
Vào năm 2012, Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng chính thức của thành phố Hà Nội.