Thích khách là một nghề nghiệp vô cùng đặc biệt trong lịch sử nhân loại, họ thường tiến hành ám sát một đối tượng vì mục đích chính trị hoặc ân oán cá nhân. Thế nhưng nếu mục tiêu của các sát thủ thường là “người nào đó”, thích khách chỉ nhằm vào “nhân vật nào đó”.
Những thích khách nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa như: Kinh Kha, Tào Mạt, Chuyên Chư, Dự Nhượng, Nhiếp Chính,… đều được nhà sử gia Tư Mã Thiên viết vào quyển sách Sử ký Tư Mã Thiên – Thích Khách liệt truyện của mình.
Như vậy cậu hỏi đặt ra là, vào thời cổ đại, làm sao để trở thành một thích khách ưu tú?
Đầu tiên, cần phải rèn luyện đủ những kỹ năng như sau:
Mười bước giết một người, đi ngàn dặm không để lại tung tích.
Và có những tố chất, đặc điểm như sau:
Phải bình tĩnh!
Thích khách xưa nay luôn là một nghề có độ nguy hiểm cự cao, mặc dù bù lại nó có đầy đủ bảo hiểm và đãi ngộ thì cực kì cao. Tuy nhiên công việc thường phải ra vào đầm rồng hang hổ, có đi không về. Trừ phi bạn có đầy đủ tố chất như Tào Mạt:
“Tào Mạt cầm chuỷ thủ uy hiếp Tề Hoàn Công, Hoàn Công không dám nhúc nhích dù chỉ một chút, chỉ hỏi: “Ngươi muốn làm gì?”
…
Ngay phía bắc ở dưới điện, là các quần thần đang đứng. Tào Mạt vẫn có thể bình tĩnh đối đáp với Tề Hoàn Công”.
Thích khách liệt truyện - Tào Mạt uy hiếp Tề Hoàn Công
Không sai, ngay giữa lúc hai nước đang mở hội nghị quốc tế, gã thích khách tên Tào Mạt kia dám công khai uy hiếp Tề Hoàn Công – một trong Ngũ Bá thời Xuân Thu Chiến Quốc. Sau khi uy hiếp xong, người này vẫn có thể bình tĩnh đối đáp như thường.
Cái này chẳng phải là phiên bản cổ đại của “Làm màu xong cong đuôi bỏ chạy” đó sao? Đương nhiên nếu sau đó không nhờ có Quản Trọng ngăn cản, thì Tào Mạt đã sớm bị lôi ra chém mấy trăm lần.
Nhưng sự bình tĩnh và dũng khí của Tào Mạt vẫn được người đời sau hết lời ngợi ca.
Một người khác cũng bình tĩnh không kém gì Tào Mạt, chính là thích khách nổi tiếng Kinh Kha.
“Tần Vũ Dương biến sắc rùng mình, quần thần thấy đó làm lạ. Kinh Kha nhìn Vũ Dương rồi quay đầu bái lạy Tần Thuỷ Hoàng: “Chúng thần chỉ là phường man di nơi phương bắc, chưa từng được diện kiến thiên tử bao giờ, nên trong lòng có hơi kinh sợ”.
Thích khách liệt truyện- Kinh Kha ám sát Tần Vương”
Vào lúc bấy giờ ám sát Tần Thuỷ Hoàng, tương đương với việc ám sát Tổng Thống Mỹ ngày nay. Khắp cả nước Tần đều được canh phòng cẩn mật, binh lính thì đông như kiến cỏ, có thể nói độ khó đã lên tới mức khó thể tưởng tượng. Đến cả Tần Vũ Dương – một dũng sĩ “từ năm 13 tuổi đã cầm kiếm giết người đầu tiên”, cũng bị khí thế và sự cẩn mật của nước Tần doạ sợ.
Ấy vậy mà Kinh Kha vẫn có thể bình tĩnh đối đáp, có thể nói là sự thông minh và lòng dũng cảm khó ai bì được.
Phải có trang bị
Người trong giang hồ, làm sao có thể thiếu được bóng đao, ánh kiếm. Thế nhưng khác với các nhân sĩ võ lâm, cách thức ám sát của các thích khách thời cổ đại có thể nói là muôn hình vạn trạng, chỉ có bạn không thể nghĩ ra, không có gì mà họ không làm được.
Cách thường dùng nhất là bỏ độc vào trong đồ ăn thức uống của đối tượng mình muốn ám sát, ví dụ như Đường Trung Tông Lý Hiển đã bị ám sát bằng cách bỏ “Lục vị đế hoàng” vào trong đồ ăn.
Tư trị thông giám đã viết về việc này như sau: “An Nhạc công chúa muốn trở thành nữ hoàng, khoác long bào ngồi lên hoàng vị, nên cùng kẻ khác hợp mưu, bỏ độc vào trong bánh kẹp dâng lên cho Đường Trung Tông Lý Hiển dùng.”
Ngoại trừ việc dùng chất độc để ám sát đối tượng, thì vẫn còn cách thô bạo hơn nữa là trực tiếp cầm đao kiếm giết chết đối tượng ám sát.
Trong số thập đại danh kiếm nổi tiếng thời cổ đại thì Ngư Trường Kiếm là trang bị thiết yếu khi hành nghề của thích khách Chuyên Chư. Cái tên Ngư Trường Kiếm được lấy từ từ việc Chuyên Ngư giấu kiếm trong bụng cá để thực hiện ám sát Ngô Vương, Sử Ký viết:
“Vừa bước tới trước vương toạ, Chuyên Chư ném cá, rút chuỷ thủ giấu sẵn trong bụng cá ra, đâm về phía Vương Liêu, Vương Liêu chết ngay tại chỗ".
Lúc ấy vì để thực hiện kế hoạch ám sát này, Chuyên Chư đã bỏ công học học kỹ thuật nướng cá đến trình độ thượng thừa, để món có nướng của mình nổi tiếng tới mức Vương Liêu không nhịn được phải triệu kiến Chuyên Chư vào cung nướng cá cho mình ăn.
Lúc dâng cá nướng lên, Chuyên Chư lập tức rút kiếm ám sát Vương Liêu, đồn rằng Ngư Trường Kiếm đã đâm xuyên qua ba tầng áo giáp giết Vương Liêu ngay tại chỗ, đủ để thấy thánh kiếm này sắc bén tới mức nào.
Không muốn sống
Khác với những kẻ có võ công cao cường trong các phim, truyện về võ lâm, giang hồ, các thích khách trong thực tế hầu hết đều có đi không có về, cho dù sau khi thực hiện ám sát thành công, họ cũng rất khó bình yên thoát thân.
Trong số những câu chuyện thích khách kể trên, chắc hẳn mọi người quen thuộc nhất với câu chuyện về Kinh Kha:
“Gió thổi vi vu sông Dịch lạnh
Tráng sĩ một đi không trở về".
Đây cũng là hai câu hát thành danh của Kinh Kha, nghe đồn hai câu thơ này là do chính Thái tử Đan sáng tác để tiễn Kinh Kha trước khi Kinh Kha lên đường ám sát Tần Thuỷ Hoàng. Sau đó được bạn tốt kiêm nhạc gia nổi tiếng cao Tiệm Ly phổ khúc, tạo nên bài Dịch Thuỷ Ca nổi tiếng bấy lâu nay.
Có thể thấy cái nghề thích khách này nguy hiểm và bi tráng tới mức nào. Nhưng vậy còn chưa hết, trong kết cục của các thích khách thì kết cục của Kinh Kha đã xem như thuộc dạng nhẹ nhàng nhất:
“Tần vương xoay người đánh Kinh Kha, Kinh Kha bị Tần Vương bắt lại, cuối cùng bị binh linh chúng quanh giết chết".
So ra thì cái chết của Nhiếp Chính lại càng thêm bi tráng:
“Nhiếp Chính xông thẳng lên, những người đứng bên trên đài đều bị liên luỵ, binh lính hỗn loạn. Nhiếp Chính quát to một tiếng, chém chết hơn mười người. Sau khi ám sát thành công, lập tức xoay kiếm chém vào mặt mình, thong dong tự sát”.
Vì không để việc làm của mình liên luỵ đến người nhà, nên sau khi ám sát thành công, Nhiếp Chính không chút do dự vung kiếm huỷ dung, cuối cùng tự sát. Có thể nói là tấm gương cho giới thích khách.
Nếu có đầy đủ ba điều kể trên, vậy bạn đã có thể bước vào nghề thích khách thần thánh lương cực kì cao này. Bởi vì dù sao từ xưa đến nay, nghề thích khách cũng đại diện cho sự bi tráng, lòng trung thành và sự dũng cảm. Tuy nhiên, nghề nghiệp này có độ nguy hiểm khá cao, trước khi vào nghề cần phải suy nghĩ thật kỹ.