Chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ban hành ngày 13/3/1945. Tác phẩm này được coi là kim chỉ nam cho Cao trào kháng Nhật cứu nước. Hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.Họa bản báo "Việt Nam độc lập" (cơ quan tuyên truyền của Việt Minh Cao - Bắc - Lạng) số 2 ra ngày 25/6/1945 - thời điểm Cao trào kháng Nhật đang diễn ra rộng khắp cả nước.Chiếc đầm nhân dân tỉnh Hưng Yên dùng trong cuộc biểu tình phá kho thóc của phát-xít Nhật năm 1945. Hoạt động phá kho thóc trong Cao trào kháng Nhật đã giải quyết nạn đói làm hàng triệu người chết do chính sách kinh tế vô nhân đạo của phát-xít Nhật.Lựu đạn chiến sĩ Việt Nam Giải phóng quân đã sử dụng khi chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ phát-xít Nhật, tháng 8/1945.Dao găm đội tự vệ xã Hy Sinh (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) dùng tham gia phá kho thóc, thuyền đạn của phát-xít Nhật và giành chính quyền năm 1945.Ngọn kích du kích thôn Sầm Linh (Kiến An, Hải Phòng) dùng chống phát-xít Nhật năm 1945.Địa bàn du kích Ba Tơ (Quảng Ngãi) thu được của phát-xít Nhật năm 1945.Đồng hồ du kích Ba Tơ thu được của phát-xít Nhật năm 1945. Các hoạt động trong Cao trào kháng Nhật là những hình thức tập dượt quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao trên mọi mặt trận, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.Mời quý độc giả xem video: Những dấu mốc lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng 8. Nguồn: Quốc hội.
Chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ban hành ngày 13/3/1945. Tác phẩm này được coi là kim chỉ nam cho Cao trào kháng Nhật cứu nước. Hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Họa bản báo "Việt Nam độc lập" (cơ quan tuyên truyền của Việt Minh Cao - Bắc - Lạng) số 2 ra ngày 25/6/1945 - thời điểm Cao trào kháng Nhật đang diễn ra rộng khắp cả nước.
Chiếc đầm nhân dân tỉnh Hưng Yên dùng trong cuộc biểu tình phá kho thóc của phát-xít Nhật năm 1945. Hoạt động phá kho thóc trong Cao trào kháng Nhật đã giải quyết nạn đói làm hàng triệu người chết do chính sách kinh tế vô nhân đạo của phát-xít Nhật.
Lựu đạn chiến sĩ Việt Nam Giải phóng quân đã sử dụng khi chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ phát-xít Nhật, tháng 8/1945.
Dao găm đội tự vệ xã Hy Sinh (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) dùng tham gia phá kho thóc, thuyền đạn của phát-xít Nhật và giành chính quyền năm 1945.
Ngọn kích du kích thôn Sầm Linh (Kiến An, Hải Phòng) dùng chống phát-xít Nhật năm 1945.
Địa bàn du kích Ba Tơ (Quảng Ngãi) thu được của phát-xít Nhật năm 1945.
Đồng hồ du kích Ba Tơ thu được của phát-xít Nhật năm 1945. Các hoạt động trong Cao trào kháng Nhật là những hình thức tập dượt quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao trên mọi mặt trận, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
Mời quý độc giả xem video: Những dấu mốc lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng 8. Nguồn: Quốc hội.