Kỷ vật của phong trào cách mạng trước ngày Việt Nam độc lập

Google News

Bảo tàng lịch sử Quốc gia là nơi đang lưu giữ hàng nghìn hiện vật quý giá, phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau của phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1940-1945.

Những năm 1940-1945 là giai đoạn phong trào cách mạng Việt Nam xây dựng tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi và khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945. Bảo tàng lịch sử Quốc gia (số 1 Tràng Tiền và số 216 Trần Quang Khải, Hà Nội) là nơi đang lưu giữ hàng nghìn hiện vật, phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau của thời kỳ lịch sử đặc biệt quan trọng này.
Đây là một nguồn tư liệu trực quan vô cùng quý giá, phục vụ thiết thực cho công tác nghiên cứu lịch sử về Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và công tác giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho nhân dân và thế hệ trẻ ngày nay.
Nhân ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9, Tri Thức & Cuộc Sống xin được giới thiệu một số hiện vật tiêu biểu:
Ky vat cua phong trao cach mang truoc ngay Viet Nam doc lap
 Dao găm của nhân dân huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn dùng tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940. Trong phong trào cách mạng này, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo người dân nổi dậy tước khí giới của tàn quân Pháp, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.

Ky vat cua phong trao cach mang truoc ngay Viet Nam doc lap-Hinh-2
 Bao đạn, anh Nguyễn Văn Thụ dùng đựng đạn trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, tháng 9/1940.

Ky vat cua phong trao cach mang truoc ngay Viet Nam doc lap-Hinh-3
 Sừng trâu của ông Ma ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn tặng đội Cứu quốc quân để đựng thuốc súng

Ky vat cua phong trao cach mang truoc ngay Viet Nam doc lap-Hinh-4
 Lựu đạn giả, du kích huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn tự tạo để nghi binh đánh địch, năm 1940.

Ky vat cua phong trao cach mang truoc ngay Viet Nam doc lap-Hinh-5
 Mõ của nhân dân xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho dùng trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, tháng 11/1940. Đây là cuộc nổi dậy vũ trang chống Pháp - Nhật của người dân miền Nam do Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương và lãnh đạo.

Ky vat cua phong trao cach mang truoc ngay Viet Nam doc lap-Hinh-6
 Ru-lô dùng in báo "Việt Nam Độc lập" - tờ báo đầu tiên của Mặt trận Việt Minh - ở khu rừng Pia, xã Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng năm 1941 và con dấu dùng để đóng trên tờ báo này.

Ky vat cua phong trao cach mang truoc ngay Viet Nam doc lap-Hinh-7
 Con dấu của Kỳ bộ Việt Minh Bắc Kỳ và con dấu của Tổng bộ Việt Minh dùng trong những năm 1941-1945.

Ky vat cua phong trao cach mang truoc ngay Viet Nam doc lap-Hinh-8
 Sọt của bà Hoàng Thị Tám ở xã Lam Sơn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng dùng mang cơm cho đồng chí Phạm Văn Đồng khi hoạt động bí mật ở địa phương, năm 1942.

Ky vat cua phong trao cach mang truoc ngay Viet Nam doc lap-Hinh-9
 Dao cầu, bà Lan dùng để cắt thuốc cho các đồng chí Trường Chinh và Hoàng Văn Thụ uống trong lúc ốm.

Ky vat cua phong trao cach mang truoc ngay Viet Nam doc lap-Hinh-10
 Một số sách do Ban Tuyên truyền cổ động Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và mặt trận Việt Minh xuất bản, năm 1944-1945.

Ky vat cua phong trao cach mang truoc ngay Viet Nam doc lap-Hinh-11
 Chỉ kim tuyến, phụ nữ Hà Nội dùng thêu cờ đỏ sao vàng chuẩn bị cho ngày Tổng khởi nghĩa, năm 1945.

Ky vat cua phong trao cach mang truoc ngay Viet Nam doc lap-Hinh-12
 Tiền xu nhân dân đóng góp cho Việt Minh để mua sắm vũ khí chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa, năm 1945.

Quốc Lê

>> xem thêm

Bình luận(0)