Chiều ngày 30/8/1945, ở Quảng trường Ngọ Môn, hàng nghìn người dân của Cố đô Huế đã chờ đón những giây phút lịch sử của dân tộc trong một rừng cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ rực rỡ.Vào 13h, vua Bảo Đại đầu chít khăn vàng, mặc áo vàng cùng một số Bộ trưởng trong Chính phủ Trần Trọng Kim và đại diện hoàng gia bước vào phía trái lầu Ngọ Môn. Đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng bên phải.Khi tất cả đã an vị, vua Bảo Đại bắt đầu đọc chiếu thoái vị để rời khỏi ngai vàng, trở về làm công dân của một nước độc lập. Đó là một thời khắc đặc biệt, khi chế độ phong kiến kéo dài hơn 1.000 năm đã chính thức được khép lại.Trong chiếu thoái vị có câu: "Riêng về phần Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".Về thời khắc này, ông Phạm Khắc Hòe, bấy giờ là Đổng lý Ngự tiền văn phòng của vua Bảo Đại, ghi lại trong hồi ký của mình (Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Nxb Hà Nội, 1984) như sau: "…Bảo Đại đọc tờ Chiếu thoái vị một cách xúc động có khi tắt cả tiếng..."."...Bảo Đại đọc xong thì trên kỳ đài cờ vàng của nhà vua từ từ hạ xuống và lá cờ nền đỏ thắm tươi long lanh năm cánh sao vàng được kéo lên giữa tiếng vỗ tay, những tiếng hoan hô như sấm cắt ngang bởi 21 phát súng lệnh vang lên chào quốc kỳ mới của Tổ quốc hồi sinh...".Sau khi đọc chiếu thoái vị, cựu hoàng Bảo đại trao lại cho đại diện Chính phủ ấn bằng vàng và một thanh gươm bằng vàng nạm ngọc, tượng trưng cho quyền lực của chế độ phong kiến.Trong giây phút trọng đại ấy, cùng với giai điệu hùng tráng của bài hát “Tiến quân ca”, trên kỳ đài Huế, lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa trời Huế tự do, độc lập.Tiếp đó là tiếng hô khẩu hiệu vang trời của biển người “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm”. Cuộc Cách mạng tháng Tám đã thắng lợi trọn vẹn ở Cố đô Huế.Mời quý độc giả xem video: Quốc Khánh Việt Nam qua các thời kỳ và lễ thượng cờ tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2020. Nguồn: VTV.
Chiều ngày 30/8/1945, ở Quảng trường Ngọ Môn, hàng nghìn người dân của Cố đô Huế đã chờ đón những giây phút lịch sử của dân tộc trong một rừng cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ rực rỡ.
Vào 13h, vua Bảo Đại đầu chít khăn vàng, mặc áo vàng cùng một số Bộ trưởng trong Chính phủ Trần Trọng Kim và đại diện hoàng gia bước vào phía trái lầu Ngọ Môn. Đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng bên phải.
Khi tất cả đã an vị, vua Bảo Đại bắt đầu đọc chiếu thoái vị để rời khỏi ngai vàng, trở về làm công dân của một nước độc lập. Đó là một thời khắc đặc biệt, khi chế độ phong kiến kéo dài hơn 1.000 năm đã chính thức được khép lại.
Trong chiếu thoái vị có câu: "Riêng về phần Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".
Về thời khắc này, ông Phạm Khắc Hòe, bấy giờ là Đổng lý Ngự tiền văn phòng của vua Bảo Đại, ghi lại trong hồi ký của mình (Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Nxb Hà Nội, 1984) như sau: "…Bảo Đại đọc tờ Chiếu thoái vị một cách xúc động có khi tắt cả tiếng...".
"...Bảo Đại đọc xong thì trên kỳ đài cờ vàng của nhà vua từ từ hạ xuống và lá cờ nền đỏ thắm tươi long lanh năm cánh sao vàng được kéo lên giữa tiếng vỗ tay, những tiếng hoan hô như sấm cắt ngang bởi 21 phát súng lệnh vang lên chào quốc kỳ mới của Tổ quốc hồi sinh...".
Sau khi đọc chiếu thoái vị, cựu hoàng Bảo đại trao lại cho đại diện Chính phủ ấn bằng vàng và một thanh gươm bằng vàng nạm ngọc, tượng trưng cho quyền lực của chế độ phong kiến.
Trong giây phút trọng đại ấy, cùng với giai điệu hùng tráng của bài hát “Tiến quân ca”, trên kỳ đài Huế, lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa trời Huế tự do, độc lập.
Tiếp đó là tiếng hô khẩu hiệu vang trời của biển người “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm”. Cuộc Cách mạng tháng Tám đã thắng lợi trọn vẹn ở Cố đô Huế.
Mời quý độc giả xem video: Quốc Khánh Việt Nam qua các thời kỳ và lễ thượng cờ tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2020. Nguồn: VTV.