Trên Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên của Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, hình tượng nổi bật là hình tượng "Long", nghĩa là con rồng, một loài động vật không có thật được coi là biểu tượng cho quyền lực của hoàng đế.Loài vật thứ hai xuất hiện trên Cao đỉnh là "Trĩ", nghĩa là chim trĩ, loài chim có họ gà sở hữu bộ lông màu sắc rất đẹp.Loài vật tiếp theo là "Hổ": Con hổ, loài vật biểu tượng cho sức mạnh, phân bố trong hầu khắp các khu rừng rậm ở Việt Nam xưa. Ngày nay loài hổ gần như đã tuyệt chủng trong môi trường hoang dã ở Việt Nam.Loài động vật cuối cùng trên Cao đỉnh là "Miết", nghĩa là con ba ba, một loài rùa mai mềm. Đây là sát một thủy sản có giá trị, ngày nay đã được nhân nuôi rộng rãi ở Việt Nam.Nhân đỉnh là chiếc đỉnh thứ hai trong Cửu Đỉnh. Loài vật đầu tiên trên chiếc đỉnh này là "Khổng tước", nghĩa là chim công, loài chim có bộ lông rực rỡ được mệnh danh là nữ hoàng của các loài chim.Loài vật tiếp theo trên Nhân đỉnh là "Nhân ngư", một cách gọi cá voi, loài cá thiêng phù trợ người đi biển theo quan niệm của người dân miền biển Việt Nam.Nếu Cao đỉnh có con hổ thì Nhân đỉnh có "Báo" là con báo, loài vật họ mèo chỉ đứng dưới con hổ về độ "hổ báo" trong rừng rậm Việt Nam. Cũng như hổ, loài bào ngày nay không còn nhiều trong khác khu rừng.Con vật cuối cùng trên Nhân đỉnh "Đại mạo" - con đồi mồi, loài rùa biển có mai đẹp, thịt ngon, là sản vật quý thường được dùng tiến vua thời xưa.Chương đỉnh là chiếc đỉnh thứ ba của Cửu đỉnh. Chiếm một vị trí trang trọng trên chiếc đỉnh này là "Kê" hay con gà, loài gia cầm gắn liền với mọi xóm làng của người Việt.Loài vật thứ hai ở Chương đỉnh là "Ngạc ngư" - con cá sấu, loài bò sát khổng lồ sinh sống tại nhiều vùng ngập nước ở Nam Bộ thời xưa.Loài tiếp theo là "Tê", nghĩa là con tê giác, loài động vật quý hiếm ngày nay đã tuyệt chủng ở Việt Nam.Loài vật cuối cùng trên Chương đỉnh là "Linh quy", nghĩa là rùa thiêng, một linh vật trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.Anh đỉnh là chiếc đỉnh thứ tư. Loài vật đáng chú ý xuất hiện trên chiếc đỉnh này là "Thiền" nghĩa là con ve, loài côn trùng gắn liền với mùa hạ ở Việt Nam. Đây là loài côn trùng đầu tiên xuất hiện trên Cửu Đỉnh.Loài vật thứ hai trên Anh đỉnh là "Khôi hạc" hay chim hạc, một loài chim được coi là có tính cách của người quân tử theo quan niệm truyền thống.Tiếp theo là hình tượng "Mã", nghĩa là con ngựa, loài gia súc được sử dụng làm phương tiện vận chuyển thời xưa.Đại diện của bò sát xuất hiện trên Anh đỉnh là "Nhiêm xà" - con trăn, loài bò sát khổng lồ sinh sống trong nhiều vùng rừng rậm của Việt Nam.Nghị đỉnh là chiếc đỉnh thứ 5 trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Hình tượng côn trùng tiếp tục xuất hiện trên chiếc đỉnh này, đó là "Hồ da tử" - con đuông dừa, loài côn trùng đặc sản của Nam Bộ.Loài cá lần đầu tiên góp mặt trên Anh đỉnh với hình tượng "Lục hoa ngư", nghĩa là cá lóc, loài cá nước ngọt kích cỡ trung bình, cho thịt ngon, được đánh bắt tại nhiều vùng miền của Việt Nam.Tiếp theo là "Uyên ương" là chim uyên ương, loài chim nước nổi tiếng với bộ lông đẹp và sự thủy chung.Loài vật cuối cùng trên Anh đỉnh là "Tượng" - con voi, loài vật khổng lồ có vai trò quan trọng trong biên chế quân đội nhà Nguyễn.Mời quý độc giả xem video: Phục dựng Tử Cấm Thành Huế.
Trên Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên của Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, hình tượng nổi bật là hình tượng "Long", nghĩa là con rồng, một loài động vật không có thật được coi là biểu tượng cho quyền lực của hoàng đế.
Loài vật thứ hai xuất hiện trên Cao đỉnh là "Trĩ", nghĩa là chim trĩ, loài chim có họ gà sở hữu bộ lông màu sắc rất đẹp.
Loài vật tiếp theo là "Hổ": Con hổ, loài vật biểu tượng cho sức mạnh, phân bố trong hầu khắp các khu rừng rậm ở Việt Nam xưa. Ngày nay loài hổ gần như đã tuyệt chủng trong môi trường hoang dã ở Việt Nam.
Loài động vật cuối cùng trên Cao đỉnh là "Miết", nghĩa là con ba ba, một loài rùa mai mềm. Đây là sát một thủy sản có giá trị, ngày nay đã được nhân nuôi rộng rãi ở Việt Nam.
Nhân đỉnh là chiếc đỉnh thứ hai trong Cửu Đỉnh. Loài vật đầu tiên trên chiếc đỉnh này là "Khổng tước", nghĩa là chim công, loài chim có bộ lông rực rỡ được mệnh danh là nữ hoàng của các loài chim.
Loài vật tiếp theo trên Nhân đỉnh là "Nhân ngư", một cách gọi cá voi, loài cá thiêng phù trợ người đi biển theo quan niệm của người dân miền biển Việt Nam.
Nếu Cao đỉnh có con hổ thì Nhân đỉnh có "Báo" là con báo, loài vật họ mèo chỉ đứng dưới con hổ về độ "hổ báo" trong rừng rậm Việt Nam. Cũng như hổ, loài bào ngày nay không còn nhiều trong khác khu rừng.
Con vật cuối cùng trên Nhân đỉnh "Đại mạo" - con đồi mồi, loài rùa biển có mai đẹp, thịt ngon, là sản vật quý thường được dùng tiến vua thời xưa.
Chương đỉnh là chiếc đỉnh thứ ba của Cửu đỉnh. Chiếm một vị trí trang trọng trên chiếc đỉnh này là "Kê" hay con gà, loài gia cầm gắn liền với mọi xóm làng của người Việt.
Loài vật thứ hai ở Chương đỉnh là "Ngạc ngư" - con cá sấu, loài bò sát khổng lồ sinh sống tại nhiều vùng ngập nước ở Nam Bộ thời xưa.
Loài tiếp theo là "Tê", nghĩa là con tê giác, loài động vật quý hiếm ngày nay đã tuyệt chủng ở Việt Nam.
Loài vật cuối cùng trên Chương đỉnh là "Linh quy", nghĩa là rùa thiêng, một linh vật trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Anh đỉnh là chiếc đỉnh thứ tư. Loài vật đáng chú ý xuất hiện trên chiếc đỉnh này là "Thiền" nghĩa là con ve, loài côn trùng gắn liền với mùa hạ ở Việt Nam. Đây là loài côn trùng đầu tiên xuất hiện trên Cửu Đỉnh.
Loài vật thứ hai trên Anh đỉnh là "Khôi hạc" hay chim hạc, một loài chim được coi là có tính cách của người quân tử theo quan niệm truyền thống.
Tiếp theo là hình tượng "Mã", nghĩa là con ngựa, loài gia súc được sử dụng làm phương tiện vận chuyển thời xưa.
Đại diện của bò sát xuất hiện trên Anh đỉnh là "Nhiêm xà" - con trăn, loài bò sát khổng lồ sinh sống trong nhiều vùng rừng rậm của Việt Nam.
Nghị đỉnh là chiếc đỉnh thứ 5 trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Hình tượng côn trùng tiếp tục xuất hiện trên chiếc đỉnh này, đó là "Hồ da tử" - con đuông dừa, loài côn trùng đặc sản của Nam Bộ.
Loài cá lần đầu tiên góp mặt trên Anh đỉnh với hình tượng "Lục hoa ngư", nghĩa là cá lóc, loài cá nước ngọt kích cỡ trung bình, cho thịt ngon, được đánh bắt tại nhiều vùng miền của Việt Nam.
Tiếp theo là "Uyên ương" là chim uyên ương, loài chim nước nổi tiếng với bộ lông đẹp và sự thủy chung.
Loài vật cuối cùng trên Anh đỉnh là "Tượng" - con voi, loài vật khổng lồ có vai trò quan trọng trong biên chế quân đội nhà Nguyễn.
Mời quý độc giả xem video: Phục dựng Tử Cấm Thành Huế.