Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn khắc hình súng đại bác, loại hỏa khí hạng nặng có nguồn gốc phương Tây. Đại bác là vũ khí có uy lực nhất trong các loại vũ khí thời cổ, và việc được khắc lên Cao đỉnh cho thấy nhà Nguyễn coi đây là loại vũ khí quan trọng nhất.Nhân đỉnh, chiếc đỉnh thứ hai của Cửu Đỉnh khắc hình "Luân xa pháo", nghĩa là pháo đặt trên bánh xe. Thực chất, đây là một dạng đại bác kích thước nhỏ, được thiết kể để có thể cơ động trên chiến trường với giá kéo ở phía sau.Chương đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba trong Cửu đỉnh khắc hình "Điểu thương", loại súng hỏa mai được sử dụng phổ biến trong quân đội nhà Nguyễn. Loại súng này được nạp thuốc súng và đạn qua miệng, điểm hỏa bằng dây cháy chậm hoặc đá lửa qua một lỗ nhỏ khoét ở bên cạnh.Anh đỉnh, chiếc đỉnh thứ tư khắc hình "Hồ điệp tử" hay đạn bươm bướm. Các ghi chép về loại vũ khí này khá mơ hồ. Về cơ bản, đây là loại đạn đại pháo khi nổ bung ra tứ phía trông như tổ kén của con bướm hoặc có đường bay trông giống như con bươm bướm.Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ năm khắc hình "Trường thương", nghĩa là giáo dài. Đây là loại vũ khí cơ bản, có lịch sử lâu đời, nhưng đến thời nhà Nguyễn vẫn được sử dụng như một thứ vũ khí cơ bản dù vai trò không còn quan trọng như trước do sự xuất hiện của các loại hỏa khí.Thuần đỉnh, chiếc đỉnh thứ sáu khắc hình "Bài đao" là giá gác đao. Đao là dạng gươm có lưỡi cong, thường được các võ tướng thời xưa mang bên mình để tự vệ, không được dùng thường xuyên trong chiến trận như trường thương.Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh thứ bảy khắc hình "Nỗ" là cái nỏ. Đây là loại vũ khí tầm xa đã được người Việt sử dụng hàng nghìn năm, đến thời nhà Nguyễn đã được thay thế một phần bởi súng hỏa mai. So với súng, ưu điểm của nỏ là giá thành rẻ, dễ sử dụng và ít gây ra tiếng động.Dụ đỉnh, chiếc đỉnh thứ tám khắc hình "Phác đạo", là loại đao có cán dài. Loại vũ khí này thường được trang bị cho lực lượng hộ giá vòng ngoài của triều đình nhà Nguyễn và một bộ phận binh lính trên trận mạc.Huyền đỉnh, chiếc đỉnh cuối cùng trong Cửu Đỉnh khắc hình "Hỏa phún đồng", nghĩa là ống phun lửa. Đây là một loại hỏa khí của quân đội nhà Nguyễn, có công dụng tương tự như súng phun lửa ngày nay.Mời quý độc giả xem clip: Phực dựng Tử Cấm Thành Huế bằng kỹ thuật 3D.
Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn khắc hình súng đại bác, loại hỏa khí hạng nặng có nguồn gốc phương Tây. Đại bác là vũ khí có uy lực nhất trong các loại vũ khí thời cổ, và việc được khắc lên Cao đỉnh cho thấy nhà Nguyễn coi đây là loại vũ khí quan trọng nhất.
Nhân đỉnh, chiếc đỉnh thứ hai của Cửu Đỉnh khắc hình "Luân xa pháo", nghĩa là pháo đặt trên bánh xe. Thực chất, đây là một dạng đại bác kích thước nhỏ, được thiết kể để có thể cơ động trên chiến trường với giá kéo ở phía sau.
Chương đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba trong Cửu đỉnh khắc hình "Điểu thương", loại súng hỏa mai được sử dụng phổ biến trong quân đội nhà Nguyễn. Loại súng này được nạp thuốc súng và đạn qua miệng, điểm hỏa bằng dây cháy chậm hoặc đá lửa qua một lỗ nhỏ khoét ở bên cạnh.
Anh đỉnh, chiếc đỉnh thứ tư khắc hình "Hồ điệp tử" hay đạn bươm bướm. Các ghi chép về loại vũ khí này khá mơ hồ. Về cơ bản, đây là loại đạn đại pháo khi nổ bung ra tứ phía trông như tổ kén của con bướm hoặc có đường bay trông giống như con bươm bướm.
Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ năm khắc hình "Trường thương", nghĩa là giáo dài. Đây là loại vũ khí cơ bản, có lịch sử lâu đời, nhưng đến thời nhà Nguyễn vẫn được sử dụng như một thứ vũ khí cơ bản dù vai trò không còn quan trọng như trước do sự xuất hiện của các loại hỏa khí.
Thuần đỉnh, chiếc đỉnh thứ sáu khắc hình "Bài đao" là giá gác đao. Đao là dạng gươm có lưỡi cong, thường được các võ tướng thời xưa mang bên mình để tự vệ, không được dùng thường xuyên trong chiến trận như trường thương.
Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh thứ bảy khắc hình "Nỗ" là cái nỏ. Đây là loại vũ khí tầm xa đã được người Việt sử dụng hàng nghìn năm, đến thời nhà Nguyễn đã được thay thế một phần bởi súng hỏa mai. So với súng, ưu điểm của nỏ là giá thành rẻ, dễ sử dụng và ít gây ra tiếng động.
Dụ đỉnh, chiếc đỉnh thứ tám khắc hình "Phác đạo", là loại đao có cán dài. Loại vũ khí này thường được trang bị cho lực lượng hộ giá vòng ngoài của triều đình nhà Nguyễn và một bộ phận binh lính trên trận mạc.
Huyền đỉnh, chiếc đỉnh cuối cùng trong Cửu Đỉnh khắc hình "Hỏa phún đồng", nghĩa là ống phun lửa. Đây là một loại hỏa khí của quân đội nhà Nguyễn, có công dụng tương tự như súng phun lửa ngày nay.
Mời quý độc giả xem clip: Phực dựng Tử Cấm Thành Huế bằng kỹ thuật 3D.