Trong quá trình xây dựng cây cầu bắc qua sông Ob ở Novosibirsk, Nga, các công nhân tình cờ phát hiện một bức tượng cổ chạm khắc hình người cao khoảng 10m.Theo kết quả kiểm tra niên đại của các chuyên gia, bức tượng khoảng 2.100 tuổi. Khi quan sát kỹ bức tượng, họ nhận thấy bức tượng không có khuôn ngực, không có đặc điểm rõ ràng nào của phụ nữ.Do đó, nhà khảo cổ học, giáo sư Andrey Borodovsky nhận định đây là bức tượng tạc nam giới. Căn cứ vào phong thái và động tác, ông suy đoán đây là một nam giới đang nhảy múa.Bức tượng tạc hình ảnh một người khoác trên người chiếc áo bằng lụa, bên dưới mặc một chiếc quần và bên ngoài cuốn thêm 1 lớp váy. Đây là kiểu trang phục của Ấn Độ cổ đại.Thêm nữa, bức tượng tạc hình ảnh được cho là nam giới đang nhảy múa, nghiêng người về bên phải, 2 tay giơ lên trên đầu, đầu nghiêng về phía bên trái.Điệu múa này được coi như một nghi lễ giao tiếp với các vị thần. Vì vậy, giới nghiên cứu suy đoán đây có thể là một bức tượng được dùng trong nghi lễ tôn giáo.Khi kiểm tra bức tượng, các chuyên gia xác định thành phần gồm: 62,1% đồng, 15,3% thiếc, 15,2% chì và kẽm là 7,4%. Qua đó, các chuyên gia nhận định bức tượng này được làm từ nhiều thành phần cho thấy đây là kỹ thuật khá phức tạp được người xưa thực hiện. Ảnh: Sohu.Mời độc giả xem video: Xúc động bức tượng "Em bé khổng lồ" nằm cô đơn giữa sa mạc.
Trong quá trình xây dựng cây cầu bắc qua sông Ob ở Novosibirsk, Nga, các công nhân tình cờ phát hiện một bức tượng cổ chạm khắc hình người cao khoảng 10m.
Theo kết quả kiểm tra niên đại của các chuyên gia, bức tượng khoảng 2.100 tuổi. Khi quan sát kỹ bức tượng, họ nhận thấy bức tượng không có khuôn ngực, không có đặc điểm rõ ràng nào của phụ nữ.
Do đó, nhà khảo cổ học, giáo sư Andrey Borodovsky nhận định đây là bức tượng tạc nam giới. Căn cứ vào phong thái và động tác, ông suy đoán đây là một nam giới đang nhảy múa.
Bức tượng tạc hình ảnh một người khoác trên người chiếc áo bằng lụa, bên dưới mặc một chiếc quần và bên ngoài cuốn thêm 1 lớp váy. Đây là kiểu trang phục của Ấn Độ cổ đại.
Thêm nữa, bức tượng tạc hình ảnh được cho là nam giới đang nhảy múa, nghiêng người về bên phải, 2 tay giơ lên trên đầu, đầu nghiêng về phía bên trái.
Điệu múa này được coi như một nghi lễ giao tiếp với các vị thần. Vì vậy, giới nghiên cứu suy đoán đây có thể là một bức tượng được dùng trong nghi lễ tôn giáo.
Khi kiểm tra bức tượng, các chuyên gia xác định thành phần gồm: 62,1% đồng, 15,3% thiếc, 15,2% chì và kẽm là 7,4%. Qua đó, các chuyên gia nhận định bức tượng này được làm từ nhiều thành phần cho thấy đây là kỹ thuật khá phức tạp được người xưa thực hiện. Ảnh: Sohu.
Mời độc giả xem video: Xúc động bức tượng "Em bé khổng lồ" nằm cô đơn giữa sa mạc.