Khi những nhà tâm lí học nghiên cứu về cái gì làm cho con người hạnh phúc, họ nhận thấy rằng con người làm một việc tốt cho người khác thì người đó cảm thấy hạnh phúc hơn.
Nhà triết học John Stuart Mill cho rằng: Tìm kiếm hạnh phúc bằng cách giảm bớt nhu cầu chứ không phải tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu.
Trong khi đó, triết gia Aristotle quan niệm: Hạnh phúc phụ thuộc vào chính bạn. Hạnh phúc không giống như chúng ta vẫn tưởng. Hạnh phúc không phải là món quà mà người khác đem đến cho bạn. Đó là thứ bạn tạo ra bằng chính đôi tay và sự nỗ lực của bản thân.
|
Sách "Kinh tế học Phật giáo - Một hướng đi minh triết cho ngành kinh tế chính trị" của tác giả Clair Brown . |
“
Kinh tế học Phật giáo” dường như đang có cùng điểm chung với quan niệm này, hạnh phúc đến từ việc nhận ra chính mình và sống cuộc đời ý nghĩa và đạo đức...
"Tất cả chúng ta đều mong muốn có được hạnh phúc!
Nhưng khi chúng ta bước trên cuộc đời để tìm kiếm hạnh phúc, chúng ta cảm thấy bị choáng ngợp bởi những đòi hỏi của công việc, gia đình và bạn bè. Chúng ta lo lắng về cách làm thế nào để quan sát cơn tức giận về những sai lầm mà mình vừa mới mắc phải, trong khi danh sách việc cần làm của chúng ta vẫn ngập đầu. Do đó, chúng ta càng lo lắng, bực tức và tiếc nuối.
|
Chân dung tác giả Clair Brown. |
Trong
cuốn sách “Kinh tế học Phật giáo”, Giáo sư Clair Brown cho rằng, chúng ta sống như thế nào và hạnh phúc như thế nào đều do kinh tế tác động. Thế nhưng, hầu hết mọi người đều phớt lờ việc tìm hiểu kinh tế học, mặc dù nó có một sức mạnh đầy uy lực trong đời sống và tương lai của chúng ta...
"Điều gì làm cho con người hạnh phúc? Câu hỏi này đưa chúng ta đến tâm điểm của sự khác biệt giữa kinh tế thị trường tự do và kinh tế học Phật giáo, đó là: bản chất con người".
Theo “Kinh tế học Phật giáo”, bản chất con người là hiền thiện và rộng lượng, căn bản nhất là biết chăm sóc bản thân.
|
Theo Giáo sư Clair Brown, chúng ta sống như thế nào và hạnh phúc như thế nào đều do kinh tế tác động. |
Kinh tế thị trường tự do chứa đựng bản chất tự nhiên cho mình là trung tâm và con người chỉ quan tâm chính mình, vì thế họ chỉ biết chìm đắm trong thu nhập tối đa và lối sống ảo tưởng. Theo con đường này, việc mua bán và tiêu thụ-sắm giày mới hoặc chơi trò chơi mới trên điện thoại thông minh-sẽ làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc mà không biết rằng chỉ trong một thời gian ngắn bạn sẽ cảm thấy không thích đôi giày và chán nản trò chơi đó, đồng thời từ bỏ không mua sắm chúng nữa.
Để dừng lại vòng đam mê này, chúng ta phải liên tục từ bỏ tham muốn chứ không tìm kiếm sự thỏa mãn cuối cùng. Kinh tế thị trường tự do không hướng chúng ta đến đời sống ý nghĩa trong một thế giới lành mạnh, cũng không cung cấp giải pháp đối với những sự liên quan của chúng ta về chiến tranh thế giới, thu nhập không cân đối và phá hoại môi trường. Ngược lại, “Kinh tế học Phật giáo” cung cấp giải pháp hướng đến việc xây dựng lại đời sống cá nhân và cả kinh tế của chúng ta để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn.