1. Nằm trên một hòn đảo phía Đông hồ Tây, chùa Trấn Quốc được coi là ngôi chùa lâu đời nhất Hà Nội. Chùa được xây từ thời Lý Nam Đế (541 – 547) với tên là Khai Quốc trên một bãi đất cạnh sông Hồng. Vào thời Lý - Trần, chùa là trung tâm Phật giáo của Thăng Long.Đến đời Lê Thái Tông (1440 – 1442), chùa được gọi là chùa An Quốc. Đến thời Lê Kinh Tông (1600 – 1618) chùa được dời vào một hòn đảo nhỏ trong hồ Tây gọi là Kim Ngư (đảo cá Vàng), là địa điểm hiện tại. Vào đời vua Lê Hy Tông (1675 - 1705), chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc.Đầu đời nhà Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc vẫn được dân gian quen gọi cho đến ngày nay.Do đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nên kiến trúc chùa mang phong cách kiến trúc nhiều thời kỳ, trong đó kiến trúc nhà Nguyễn là chủ đạo. Công trình kiến trúc mang tính điểm nhấn của chùa là bảo tháp Lục độ đài sen được xây dựng năm 1998.Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, chùa Trấn Quốc luôn là một danh thắng nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa cũng như Thủ đô Hà Nội ngày nay. Chùa từng đón nhiều nguyên thủ các quốc gia lớn tới thăm và được báo Anh bình chọn là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.2. Nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn được coi là ngôi đền cổ nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội. Tương truyền, trên hòn đảo Ngọc vào thời Lý có một ngôi đền có tên là Ngọc Tượng, đến thời Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Qua nhiều thế kỷ, đền đã nhiều lần sụp đổ và được xây lại.Năm 1865, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Diện mạo đền Ngọc Sơn ngày nay về cơ bản vẫn được giữ nguyên từ đợt trùng tu này. Về tổng quan, ngôi đền là một quần thể kiến trúc gồm nhiều lớp kéo dài từ bờ hồ Hoàn Kiếm ra đảo Ngọc.Công trình đặc sắc nhất của đền Ngọc Sơn là cầu Thê Húc, lối đi độc đạo dẫn vào đền. Cầu có 15 nhịp, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng. Tên cầu nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời.Khu đền chính của đền Ngọc Sơn có ba nếp nhà chính, từ ngoài vào trong gồm bái đường, trung đường và hậu cung. Hậu cung được xây cao hơn bái đường và trung đường, là nơi thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc đã ba lần đại phá quân Nguyên sang xâm lược nước ta ở thế kỉ 13.Một gian chái của đền là nơi trưng bày hai tiêu bản rùa Hồ Gươm, sinh vật đặc biệt quý hiếm gắn liền với những giai thoại huyền bí về chuyện vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa Thần. Tiêu bản bên ngoài là của “cụ” Rùa chết năm 1967, còn tiêu bản bên trong của “cụ” Rùa chết năm 2016.Giới nghiên cứu đánh giá, đền Ngọc Sơn thực sự là một tuyệt tác của người Việt về phương diện mỹ thuật và kiến trúc sinh thái. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc biệt, đền Ngọc Sơn cùng hồ Hoàn Kiếm đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.3. Nằm trên một hòn đảo ở phía Tây Bắc hồ Trúc Bạch, đền Thủy Trung Tiên là một công trình tâm linh được phục dựng vào năm 2017. Ngôi đền này còn được dân gian gọi là đền Cẩu Nhi, gắn giai thoại về Thần Cẩu và sự kiện vua Lý Thái Tổ lên làm vua và dời đô về Thăng Long.Giai thoại này được “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi rằng: “Trước ở viện Cam Tuyển chùa Ứng Thiên Tâm, châu Cổ Pháp có con chó đẻ con sắc trắng có đốm lông đen thành hình hai chữ Thiên Tử. Kẻ thức giả nói đó là điềm năm Tuất sinh người làm thiên tử. Đến nay, Vua sinh năm Giáp Tuất lên làm thiên tử, quả là ứng nghiệm”.Tuy vậy, xung quanh đền Cẩu Nhi đã có một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu. Nguyên nhân là ngày nay không còn gì để chứng thực sự tồn tại của ngôi đền này. Vào thập niên 1850, trên đảo chỉ có ngôi đền mang tên gọi Thủy Trung Tiên, là nơi thờ Mẫu Thoải và thờ Thần Cá.Do tồn tại nhiều quan điểm về cái tên “Cẩu Nhi” mà dự án phục dựng ngôi đền được đưa ra từ 2005 nhưng trì hoãn đến hơn một thập niên. Phải đền năm 2015 dự án được triển khai và năm 2017 khánh thành. Ngôi đền mới mang tên chính thức là đền Thủy Trung Tiên.Đến thăm ngôi đền có vị thế tuyệt đẹp này, du khách sẽ được chào đón bằng một cặp chó đá đứng ngay ngắn ở đầu cầu bên đường Thanh Niên. Có lẽ, đây là một nghĩa cử tế nhị để ghi nhớ tên gọi Cẩu Nhi của một ngôi đền có thể đã từng tồn tại gần 1.000 năm trước.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Nằm trên một hòn đảo phía Đông hồ Tây, chùa Trấn Quốc được coi là ngôi chùa lâu đời nhất Hà Nội. Chùa được xây từ thời Lý Nam Đế (541 – 547) với tên là Khai Quốc trên một bãi đất cạnh sông Hồng. Vào thời Lý - Trần, chùa là trung tâm Phật giáo của Thăng Long.
Đến đời Lê Thái Tông (1440 – 1442), chùa được gọi là chùa An Quốc. Đến thời Lê Kinh Tông (1600 – 1618) chùa được dời vào một hòn đảo nhỏ trong hồ Tây gọi là Kim Ngư (đảo cá Vàng), là địa điểm hiện tại. Vào đời vua Lê Hy Tông (1675 - 1705), chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc.
Đầu đời nhà Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc vẫn được dân gian quen gọi cho đến ngày nay.
Do đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nên kiến trúc chùa mang phong cách kiến trúc nhiều thời kỳ, trong đó kiến trúc nhà Nguyễn là chủ đạo. Công trình kiến trúc mang tính điểm nhấn của chùa là bảo tháp Lục độ đài sen được xây dựng năm 1998.
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, chùa Trấn Quốc luôn là một danh thắng nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa cũng như Thủ đô Hà Nội ngày nay. Chùa từng đón nhiều nguyên thủ các quốc gia lớn tới thăm và được báo Anh bình chọn là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
2. Nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn được coi là ngôi đền cổ nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội. Tương truyền, trên hòn đảo Ngọc vào thời Lý có một ngôi đền có tên là Ngọc Tượng, đến thời Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Qua nhiều thế kỷ, đền đã nhiều lần sụp đổ và được xây lại.
Năm 1865, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Diện mạo đền Ngọc Sơn ngày nay về cơ bản vẫn được giữ nguyên từ đợt trùng tu này. Về tổng quan, ngôi đền là một quần thể kiến trúc gồm nhiều lớp kéo dài từ bờ hồ Hoàn Kiếm ra đảo Ngọc.
Công trình đặc sắc nhất của đền Ngọc Sơn là cầu Thê Húc, lối đi độc đạo dẫn vào đền. Cầu có 15 nhịp, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng. Tên cầu nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời.
Khu đền chính của đền Ngọc Sơn có ba nếp nhà chính, từ ngoài vào trong gồm bái đường, trung đường và hậu cung. Hậu cung được xây cao hơn bái đường và trung đường, là nơi thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc đã ba lần đại phá quân Nguyên sang xâm lược nước ta ở thế kỉ 13.
Một gian chái của đền là nơi trưng bày hai tiêu bản rùa Hồ Gươm, sinh vật đặc biệt quý hiếm gắn liền với những giai thoại huyền bí về chuyện vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa Thần. Tiêu bản bên ngoài là của “cụ” Rùa chết năm 1967, còn tiêu bản bên trong của “cụ” Rùa chết năm 2016.
Giới nghiên cứu đánh giá, đền Ngọc Sơn thực sự là một tuyệt tác của người Việt về phương diện mỹ thuật và kiến trúc sinh thái. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc biệt, đền Ngọc Sơn cùng hồ Hoàn Kiếm đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.
3. Nằm trên một hòn đảo ở phía Tây Bắc hồ Trúc Bạch, đền Thủy Trung Tiên là một công trình tâm linh được phục dựng vào năm 2017. Ngôi đền này còn được dân gian gọi là đền Cẩu Nhi, gắn giai thoại về Thần Cẩu và sự kiện vua Lý Thái Tổ lên làm vua và dời đô về Thăng Long.
Giai thoại này được “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi rằng: “Trước ở viện Cam Tuyển chùa Ứng Thiên Tâm, châu Cổ Pháp có con chó đẻ con sắc trắng có đốm lông đen thành hình hai chữ Thiên Tử. Kẻ thức giả nói đó là điềm năm Tuất sinh người làm thiên tử. Đến nay, Vua sinh năm Giáp Tuất lên làm thiên tử, quả là ứng nghiệm”.
Tuy vậy, xung quanh đền Cẩu Nhi đã có một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu. Nguyên nhân là ngày nay không còn gì để chứng thực sự tồn tại của ngôi đền này. Vào thập niên 1850, trên đảo chỉ có ngôi đền mang tên gọi Thủy Trung Tiên, là nơi thờ Mẫu Thoải và thờ Thần Cá.
Do tồn tại nhiều quan điểm về cái tên “Cẩu Nhi” mà dự án phục dựng ngôi đền được đưa ra từ 2005 nhưng trì hoãn đến hơn một thập niên. Phải đền năm 2015 dự án được triển khai và năm 2017 khánh thành. Ngôi đền mới mang tên chính thức là đền Thủy Trung Tiên.
Đến thăm ngôi đền có vị thế tuyệt đẹp này, du khách sẽ được chào đón bằng một cặp chó đá đứng ngay ngắn ở đầu cầu bên đường Thanh Niên. Có lẽ, đây là một nghĩa cử tế nhị để ghi nhớ tên gọi Cẩu Nhi của một ngôi đền có thể đã từng tồn tại gần 1.000 năm trước.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.