Penicillin là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Sáng chế này ra đời nhờ một sự cố tình cờ của nhà khoa học người Anh Alexander Fleming.Cụ thể, trong một ngày vào năm 1928, nhà khoa học Fleming quên làm sạch dụng cụ nghiên cứu trước khi đi nghỉ một vài ngày. Khi trở lại phòng thí nghiệm, ông nhận thấy rất nhiều vi khuẩn và nấm mốc trên dụng cụ bỏ quên.Điều khiến nhà khoa học Fleming chú ý hơn là có một số vùng mà vi khuẩn và nấm mốc không phát triển. Từ đây, ông suy nghĩ có thứ gì đó đã giết chết khuẩn cầu chùm. Vì vậy, ông thực hiện nhiều thí nghiệm trên chất dịch meo.Nhờ sự cố tình cờ này, nhà khoa học Fleming từng bước đạt được thành công trong việc tìm ra Penicillin - kháng sinh đầu tiên của nhân loại.Tương tự như nhà khoa học Fleming, nhà nghiên cứu Wihelm Conard Roentgen có sáng chế để đời nhờ một sự cố tình cờ. Ông phát minh ra tia X được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhất là y học.Thế nhưng, không phải ai cũng biết nhà nghiên cứu Wihelm tìm ra tia X thế nào. Theo chia sẻ của ông, người vợ Anna Bertha Roentgen đã có công lớn trong việc giúp ông có được phát minh quan trọng.Điều này xuất phát từ việc bà Anna không chỉ chuẩn bị các bữa ăn cho chồng mà còn sẵn sàng giúp ông khi cần người giúp đỡ hoạt động nghiên cứu.Theo đó, trong một lần thực hiện thí nghiệm vào năm 1895, ông Wihelm phát hiện tia X là sóng điện từ hoạt động tương tự như ánh sáng khả kiến (nằm trong vùng mà mắt có thể nhìn thấy) nhưng ở bước sóng ngắn hơn khoảng 1.000 lần. Sau khi thay thế màn huỳnh quang bằng giấy ảnh, ông nhờ vợ giơ tay chắn đường truyền của tia X.Nhờ vậy, những đốt xương ngón tay, thậm chí là cả chiếc nhẫn của bà Anna hiện lên một cách rõ ràng trên giấy ảnh. Nhờ vậy, ông Wihelm thành công trong việc tìm ra tia X. Sáng chế này giúp ông giành được giải thưởng Nobel Vật lý năm 1901.Lò vi sóng là phát minh quan trọng của Percy Spencer. Ông tình cờ nảy ra ý tưởng sáng chế lò vi sóng nhờ một sự cố tình cờ. Cụ thể, vào năm 1945, ông tiến hành kiểm tra magnetron - một loại ống phóng năng lượng cho các thiết bị radar điện cho công ty Raytheon.Trong quá trình kiểm tra, ông Spencer bất ngờ nhận thấy thanh kẹo trong túi quần tan chảy khi tiếp xúc với cỗ máy mà ông đang nghiên cứu.Sau đó, ông Spencer đã thử dùng các hạt ngô làm thí nghiệm. Ông không thể ngờ rằng những hạt ngô đặt trong cỗ máy đó tạo ra bỏng ngô. Nhờ vậy, ông tiếp tục theo đuổi nghiên cứu này và phát minh ra lò vi sóng được sử dụng rộng rãi trên thế giới suốt nhiều năm qua. Mời độc giả xem video: Thế giới sẽ như thế nào nếu nhựa không được phát minh?. Nguồn: Zing.
Penicillin là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Sáng chế này ra đời nhờ một sự cố tình cờ của nhà khoa học người Anh Alexander Fleming.
Cụ thể, trong một ngày vào năm 1928, nhà khoa học Fleming quên làm sạch dụng cụ nghiên cứu trước khi đi nghỉ một vài ngày. Khi trở lại phòng thí nghiệm, ông nhận thấy rất nhiều vi khuẩn và nấm mốc trên dụng cụ bỏ quên.
Điều khiến nhà khoa học Fleming chú ý hơn là có một số vùng mà vi khuẩn và nấm mốc không phát triển. Từ đây, ông suy nghĩ có thứ gì đó đã giết chết khuẩn cầu chùm. Vì vậy, ông thực hiện nhiều thí nghiệm trên chất dịch meo.
Nhờ sự cố tình cờ này, nhà khoa học Fleming từng bước đạt được thành công trong việc tìm ra Penicillin - kháng sinh đầu tiên của nhân loại.
Tương tự như nhà khoa học Fleming, nhà nghiên cứu Wihelm Conard Roentgen có sáng chế để đời nhờ một sự cố tình cờ. Ông phát minh ra tia X được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhất là y học.
Thế nhưng, không phải ai cũng biết nhà nghiên cứu Wihelm tìm ra tia X thế nào. Theo chia sẻ của ông, người vợ Anna Bertha Roentgen đã có công lớn trong việc giúp ông có được phát minh quan trọng.
Điều này xuất phát từ việc bà Anna không chỉ chuẩn bị các bữa ăn cho chồng mà còn sẵn sàng giúp ông khi cần người giúp đỡ hoạt động nghiên cứu.
Theo đó, trong một lần thực hiện thí nghiệm vào năm 1895, ông Wihelm phát hiện tia X là sóng điện từ hoạt động tương tự như ánh sáng khả kiến (nằm trong vùng mà mắt có thể nhìn thấy) nhưng ở bước sóng ngắn hơn khoảng 1.000 lần. Sau khi thay thế màn huỳnh quang bằng giấy ảnh, ông nhờ vợ giơ tay chắn đường truyền của tia X.
Nhờ vậy, những đốt xương ngón tay, thậm chí là cả chiếc nhẫn của bà Anna hiện lên một cách rõ ràng trên giấy ảnh. Nhờ vậy, ông Wihelm thành công trong việc tìm ra tia X. Sáng chế này giúp ông giành được giải thưởng Nobel Vật lý năm 1901.
Lò vi sóng là phát minh quan trọng của Percy Spencer. Ông tình cờ nảy ra ý tưởng sáng chế lò vi sóng nhờ một sự cố tình cờ. Cụ thể, vào năm 1945, ông tiến hành kiểm tra magnetron - một loại ống phóng năng lượng cho các thiết bị radar điện cho công ty Raytheon.
Trong quá trình kiểm tra, ông Spencer bất ngờ nhận thấy thanh kẹo trong túi quần tan chảy khi tiếp xúc với cỗ máy mà ông đang nghiên cứu.
Sau đó, ông Spencer đã thử dùng các hạt ngô làm thí nghiệm. Ông không thể ngờ rằng những hạt ngô đặt trong cỗ máy đó tạo ra bỏng ngô. Nhờ vậy, ông tiếp tục theo đuổi nghiên cứu này và phát minh ra lò vi sóng được sử dụng rộng rãi trên thế giới suốt nhiều năm qua.
Mời độc giả xem video: Thế giới sẽ như thế nào nếu nhựa không được phát minh?. Nguồn: Zing.