Cho đến nay, dư luận Nhật Bản và thế giới vẫn chưa thể nào quên thảm họa thủy ngân thảm khốc xảy ra Từ năm 1932. Thủ phạm gây ra sự cố nghiêm trọng này là tập đoàn Chisso.Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, kể từ năm 1932, nhà máy của Chisso tại Minamata thải ra vùng biển gần thành phố này khoảng 27 tấn hợp chất kịch độc có tên gọi là thủy ngân vô cơ. Các chuyên gia cho hay đây là hợp chất được sinh ra trong quá trình sản xuất ra Acetal Dehyt.Hành động xả nước thải nhiễm thủy ngân ra vùng biển gần thành phố Minamata được Chisso tiến hành cho đến năm 1968. Trong suốt thời gian trên, hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra ở vùng biển gần Minamata.Do sống gần biển nên người dân Minamata có thói quen ăn thủy hải sản. Vì vậy, việc ăn thủy hải sản nhiễm độc thủy ngân trong thời gian dài đã ảnh hưởng xấu đên sức khỏe của người dân Minamata.Những người nhiễm độc thủy ngân có các triệu chứng như bị á khẩu, đi đứng khó khăn, co giật, tê chân tay, giảm thị lực, hôn mê... rồi tử vong.Không chỉ người, động vật như chó mèo ăn hải sản nhiễm độc cũng chết. Trước những cái chết bất thường xảy ra tại Minamata, giới chức trách cùng các chuyên gia vào cuộc điều tra.Phải đến tháng 7/1959, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Kumamoto đã phát hiện nguồn gốc của căn bệnh lạ mà người dân ở thành phố Minamata mắc phải là do nhiễm độc thủy ngân.Theo một thống kê, tính đến năm 2001, chính phủ Nhật Bản xác nhận có 2.265 người là nạn nhân của thảm họa Minamata. Trong số này, 1.784 người tử vong. Nhiều người khác mắc các dị tật do di chứng mà thảm họa thủy ngân gây ra.Ban đầu, Chisso không thừa nhận gây ra căn bệnh lạ cho người dân địa phương. Thế nhưng, về sau, với những bằng chứng không thể chối cãi, chất thải công nghiệp của nhà máy Chisso bị chính phủ Nhật Bản tuyên bố chính là nguyên nhân gây bệnh cho người dân Minamata.Theo đó, Chisso tiến hành bồi thường cho các nạn nhân trong thảm họa Minamata. Thế nhưng, hậu quả mà thảm kịch kinh hoàng này đến nay vẫn còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân.Mời quý độc giả xem video: Thảm họa hạt nhân Fukushima, Nhật Bản (nguồn: VTV1).
Cho đến nay, dư luận Nhật Bản và thế giới vẫn chưa thể nào quên thảm họa thủy ngân thảm khốc xảy ra Từ năm 1932. Thủ phạm gây ra sự cố nghiêm trọng này là tập đoàn Chisso.
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, kể từ năm 1932, nhà máy của Chisso tại Minamata thải ra vùng biển gần thành phố này khoảng 27 tấn hợp chất kịch độc có tên gọi là thủy ngân vô cơ. Các chuyên gia cho hay đây là hợp chất được sinh ra trong quá trình sản xuất ra Acetal Dehyt.
Hành động xả nước thải nhiễm thủy ngân ra vùng biển gần thành phố Minamata được Chisso tiến hành cho đến năm 1968. Trong suốt thời gian trên, hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra ở vùng biển gần Minamata.
Do sống gần biển nên người dân Minamata có thói quen ăn thủy hải sản. Vì vậy, việc ăn thủy hải sản nhiễm độc thủy ngân trong thời gian dài đã ảnh hưởng xấu đên sức khỏe của người dân Minamata.
Những người nhiễm độc thủy ngân có các triệu chứng như bị á khẩu, đi đứng khó khăn, co giật, tê chân tay, giảm thị lực, hôn mê... rồi tử vong.
Không chỉ người, động vật như chó mèo ăn hải sản nhiễm độc cũng chết. Trước những cái chết bất thường xảy ra tại Minamata, giới chức trách cùng các chuyên gia vào cuộc điều tra.
Phải đến tháng 7/1959, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Kumamoto đã phát hiện nguồn gốc của căn bệnh lạ mà người dân ở thành phố Minamata mắc phải là do nhiễm độc thủy ngân.
Theo một thống kê, tính đến năm 2001, chính phủ Nhật Bản xác nhận có 2.265 người là nạn nhân của thảm họa Minamata. Trong số này, 1.784 người tử vong. Nhiều người khác mắc các dị tật do di chứng mà thảm họa thủy ngân gây ra.
Ban đầu, Chisso không thừa nhận gây ra căn bệnh lạ cho người dân địa phương. Thế nhưng, về sau, với những bằng chứng không thể chối cãi, chất thải công nghiệp của nhà máy Chisso bị chính phủ Nhật Bản tuyên bố chính là nguyên nhân gây bệnh cho người dân Minamata.
Theo đó, Chisso tiến hành bồi thường cho các nạn nhân trong thảm họa Minamata. Thế nhưng, hậu quả mà thảm kịch kinh hoàng này đến nay vẫn còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân.
Mời quý độc giả xem video: Thảm họa hạt nhân Fukushima, Nhật Bản (nguồn: VTV1).