Koh-i-Noor có nghĩa là "Núi của ánh sáng" trong tiếng Ba Tư được nhiều người biết đến khi là một trong những viên kim cương lớn và đắt giá nhất thế giới. Không những vậy, lời nguyền viên kim cương này khiến nhiều người rùng mình.Viên kim cương thô nặng 739 carat thuộc sở hữu của hoàng tử Malwa bị đánh cắp vào năm 1306. Đến năm 1877, viên kim cương Koh-i-Noor thuộc sở hữu của Hoàng gia Anh khi nữ hoàng Victoria trở thành nữ vương của Ấn Độ.Về sau, viên kim cương được cắt nặng 105,6 carat và được gắn trên vương miện của nữ hoàng Elizabeth. Hiện bảo vật quý giá này được trưng bày ở tháp London.Một truyền thuyết Hindu từng nói về lời nguyền viên kim cương Koh-i-Noor có nội dung: “Người nào sở hữu viên kim cương này sẽ có cả thế giới nhưng cũng phải chịu bất hạnh. Chỉ có Chúa hoặc phụ nữ đeo nó mới không bị trừng phạt”.Có người tin hoặc không tin vào lời nguyền viên kim cương Koh-i-Noor. Tuy nhiên, một số người từng sở hữu viên kim cương này gặp những điều bất hạnh, xui xẻo khiến dư luận không khỏi bàng hoàng.Cụ thể, nhà vua Humayun (thế kỷ 18) là một trong những người từng sở hữu viên kim cương Koh-i-Noor. Kể từ khi có bảo vật này, nhà vua Humayun gặp nhiều điều không may mắn. Về sau, Sher Shah Suri, người đánh bại nhà vua Humayun, chết cháy vì pháo nổ.Người kế vị Shah Jahan đã lấy viên kim cương từ kho báu của hoàng gia. Tuy nhiên, ông hoàng này về sau bị chính con trai lật đổ.Trước khi được trao cho Hoàng gia Anh, viên kim cương Koh-i-Noor được giữ trong một két sắt để đưa từ Ấn Độ sang Anh.Trong chuyến hành trình ấy, bệnh dịch tả bùng phát trên tàu khiến người dân địa phương đe dọa sẽ đốt cháy tàu nếu nó không nhổ neo.Về sau, khi được trao cho Hoàng gia Anh, viên kim cương Koh-i-Noor luôn được trao cho vợ của người thừa kế ngai vàng Anh. Nguyên do là vì lời nguyền viên kim cương nói rằng chỉ có Chúa và phụ nữ sở hữu nó mới không gặp những điều bất hạnh.Mời độc giả xem video: Hé lộ những nhân tố bí ẩn của "Lời nguyền gia tộc" (nguồn: ANTV).
Koh-i-Noor có nghĩa là "Núi của ánh sáng" trong tiếng Ba Tư được nhiều người biết đến khi là một trong những viên kim cương lớn và đắt giá nhất thế giới. Không những vậy, lời nguyền viên kim cương này khiến nhiều người rùng mình.
Viên kim cương thô nặng 739 carat thuộc sở hữu của hoàng tử Malwa bị đánh cắp vào năm 1306. Đến năm 1877, viên kim cương Koh-i-Noor thuộc sở hữu của Hoàng gia Anh khi nữ hoàng Victoria trở thành nữ vương của Ấn Độ.
Về sau, viên kim cương được cắt nặng 105,6 carat và được gắn trên vương miện của nữ hoàng Elizabeth. Hiện bảo vật quý giá này được trưng bày ở tháp London.
Một truyền thuyết Hindu từng nói về lời nguyền viên kim cương Koh-i-Noor có nội dung: “Người nào sở hữu viên kim cương này sẽ có cả thế giới nhưng cũng phải chịu bất hạnh. Chỉ có Chúa hoặc phụ nữ đeo nó mới không bị trừng phạt”.
Có người tin hoặc không tin vào lời nguyền viên kim cương Koh-i-Noor. Tuy nhiên, một số người từng sở hữu viên kim cương này gặp những điều bất hạnh, xui xẻo khiến dư luận không khỏi bàng hoàng.
Cụ thể, nhà vua Humayun (thế kỷ 18) là một trong những người từng sở hữu viên kim cương Koh-i-Noor. Kể từ khi có bảo vật này, nhà vua Humayun gặp nhiều điều không may mắn. Về sau, Sher Shah Suri, người đánh bại nhà vua Humayun, chết cháy vì pháo nổ.
Người kế vị Shah Jahan đã lấy viên kim cương từ kho báu của hoàng gia. Tuy nhiên, ông hoàng này về sau bị chính con trai lật đổ.
Trước khi được trao cho Hoàng gia Anh, viên kim cương Koh-i-Noor được giữ trong một két sắt để đưa từ Ấn Độ sang Anh.
Trong chuyến hành trình ấy, bệnh dịch tả bùng phát trên tàu khiến người dân địa phương đe dọa sẽ đốt cháy tàu nếu nó không nhổ neo.
Về sau, khi được trao cho Hoàng gia Anh, viên kim cương Koh-i-Noor luôn được trao cho vợ của người thừa kế ngai vàng Anh. Nguyên do là vì lời nguyền viên kim cương nói rằng chỉ có Chúa và phụ nữ sở hữu nó mới không gặp những điều bất hạnh.
Mời độc giả xem video: Hé lộ những nhân tố bí ẩn của "Lời nguyền gia tộc" (nguồn: ANTV).