Diễn ra trong từ năm 262 – 261 TCN giữa đế chế Mauryan và cộng hòa Kalinga, chiến tranh Kalinga được coi là cuộc chiến tranh đẫm máu nhất lịch sử Ấn Độ.Cuộc chiến diễn ra do người Mauryan coi Kalinga – một thể chế thịnh vượng và tự do – là cái gai trong việc mở rộng ảnh hưởng ở tiểu lục địa Ấn Độ. Họ quyết định dốc toàn lực để xóa sổ Kalinga khỏi bản đồ.Đỉnh điểm của cuộc chiến tranh này là trận đánh diễn ra bên bờ sông Daya. Khi đó đế chế Maurayan tập hợp 400.000 quân trong khi Kalinga chỉ có khoảng 63.000 quân. Dù số lượng ít hơn rất nhiều nhưng binh sĩ Kalinga chiến đấu rất kiên cường để bảo vệ nền độc lập của đất nước.Tuy nhiên, họ không thể kháng cự đối phương đông hơn gấp bội. Cuộc chiến làm khoảng 200.000 – 300.000 người thiệt mạng. Toàn bộ khu vực Kalinga bị cướp bóc và phá hủy.Theo một số tài liệu, trong cuộc chiến này, nước sông Daya đã chuyển thành màu đỏ ối vì máu của binh sĩ hai bên đổ xuống.Người thống lĩnh quân đội Maurayan trong cuộc chiến này chính là Ashoka, một trong những vị hoàng đế lỗi lạc nhất lịch sử Ấn Độ.Tương truyền, sau khi chiếm được Kalinga, hoàng đế Ashoka đi dọc vùng đất này và bàng hoàng trước cảnh tượng hủy diệt man rợ mà đạo quân của mình gây ra. Ông cho rằng mình chính là người phải chịu trách nhiệm lớn nhất.Kể từ đó, quan điểm của Ashoka về việc trị quốc đã thay đổi hoàn toàn. Ông trở thành một vị hoàng đế mến mộ Phật giáo, đề cao hòa bình và không tiến hành thêm bất kỳ một cuộc chiến nào trong giai đoạn cầm quyền còn lại.Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.
Diễn ra trong từ năm 262 – 261 TCN giữa đế chế Mauryan và cộng hòa Kalinga, chiến tranh Kalinga được coi là cuộc chiến tranh đẫm máu nhất lịch sử Ấn Độ.
Cuộc chiến diễn ra do người Mauryan coi Kalinga – một thể chế thịnh vượng và tự do – là cái gai trong việc mở rộng ảnh hưởng ở tiểu lục địa Ấn Độ. Họ quyết định dốc toàn lực để xóa sổ Kalinga khỏi bản đồ.
Đỉnh điểm của cuộc chiến tranh này là trận đánh diễn ra bên bờ sông Daya. Khi đó đế chế Maurayan tập hợp 400.000 quân trong khi Kalinga chỉ có khoảng 63.000 quân. Dù số lượng ít hơn rất nhiều nhưng binh sĩ Kalinga chiến đấu rất kiên cường để bảo vệ nền độc lập của đất nước.
Tuy nhiên, họ không thể kháng cự đối phương đông hơn gấp bội. Cuộc chiến làm khoảng 200.000 – 300.000 người thiệt mạng. Toàn bộ khu vực Kalinga bị cướp bóc và phá hủy.
Theo một số tài liệu, trong cuộc chiến này, nước sông Daya đã chuyển thành màu đỏ ối vì máu của binh sĩ hai bên đổ xuống.
Người thống lĩnh quân đội Maurayan trong cuộc chiến này chính là Ashoka, một trong những vị hoàng đế lỗi lạc nhất lịch sử Ấn Độ.
Tương truyền, sau khi chiếm được Kalinga, hoàng đế Ashoka đi dọc vùng đất này và bàng hoàng trước cảnh tượng hủy diệt man rợ mà đạo quân của mình gây ra. Ông cho rằng mình chính là người phải chịu trách nhiệm lớn nhất.
Kể từ đó, quan điểm của Ashoka về việc trị quốc đã thay đổi hoàn toàn. Ông trở thành một vị hoàng đế mến mộ Phật giáo, đề cao hòa bình và không tiến hành thêm bất kỳ một cuộc chiến nào trong giai đoạn cầm quyền còn lại.
Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.