Hoàng đế Ung Chính (1677 – 1735) là con trai thứ tư của vua Khang Hi và là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh. Vua Ung Chính ngồi trên ngai vàng cai trị đất nước trong 13 năm rồi băng hà, hưởng thọ 58 tuổi.Sau khi vua Ung Chính mất, con trai thứ 4 của ông là Bảo Thân vương Hoằng Lịch kế vị, đăng cơ lên ngôi báu và lấy hiệu là Càn Long. Dù trở thành người kế vị ngai vàng nhưng Càn Long không phải là người con thông minh nhất của vua Ung Chính.Theo các chuyên gia, người con thông minh nhất của vua Ung Chính là Ngũ hoàng tử Hoằng Trú. Khi vua cha tại vị, Hoằng Trú cùng anh trai Hoằng Lịch được phái tới sở công vụ Miêu Cương cùng xử lý chính sự.Điều này phần nào cho thấy Hoằng Trú là người thông minh, giỏi giang nên được vua Ung Chính tin tưởng giao cho nhiệm vụ quan trọng trong triều đình.Là người thông minh, Hoằng Trú hiểu rõ bản thân khó có thể trở thành người chiến thắng trong "cuộc chiến" tranh đoạt ngai vàng với anh em, nhất là Hoằng Lịch.Do vậy, Hoằng Trú giả vờ ngu ngốc, thích ăn chơi bởi nếu tham gia tranh giành ngai vàng thất bại thì sẽ bị "ghi thù chuộc oán".Hoằng Trú hiểu rõ rằng, nếu Hoằng Lịch chiến thắng trong cuộc tranh đoạt vương vị thì bản thân sẽ đối diện với những hậu quả tồi tệ. Thêm nữa, vua Ung Chính cũng sẽ đích thân "xử lý" những người cản đường con trai Hoằng Lịch làm người kế vị.Vậy nên, để bảo toàn tính mạng và giữ vững địa vị, Hoằng Trú chỉ có thể giả vờ không quan tâm đến cuộc tranh đoạt ngai vàng, hành xử ngang ngược, tranh cãi với những trọng thần trên triều...Do đó, vua Ung Chính và Càn Long dần buông bỏ mọi sự cảnh giác đối với Hoằng Trú. Nhờ vậy, sau khi Càn Long đăng cơ, Hoằng Trú có cuộc sống vinh hoa phú quý đến hết đời mà nhiều anh em khác không có.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Hoàng đế Ung Chính (1677 – 1735) là con trai thứ tư của vua Khang Hi và là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh. Vua Ung Chính ngồi trên ngai vàng cai trị đất nước trong 13 năm rồi băng hà, hưởng thọ 58 tuổi.
Sau khi vua Ung Chính mất, con trai thứ 4 của ông là Bảo Thân vương Hoằng Lịch kế vị, đăng cơ lên ngôi báu và lấy hiệu là Càn Long. Dù trở thành người kế vị ngai vàng nhưng Càn Long không phải là người con thông minh nhất của vua Ung Chính.
Theo các chuyên gia, người con thông minh nhất của vua Ung Chính là Ngũ hoàng tử Hoằng Trú. Khi vua cha tại vị, Hoằng Trú cùng anh trai Hoằng Lịch được phái tới sở công vụ Miêu Cương cùng xử lý chính sự.
Điều này phần nào cho thấy Hoằng Trú là người thông minh, giỏi giang nên được vua Ung Chính tin tưởng giao cho nhiệm vụ quan trọng trong triều đình.
Là người thông minh, Hoằng Trú hiểu rõ bản thân khó có thể trở thành người chiến thắng trong "cuộc chiến" tranh đoạt ngai vàng với anh em, nhất là Hoằng Lịch.
Do vậy, Hoằng Trú giả vờ ngu ngốc, thích ăn chơi bởi nếu tham gia tranh giành ngai vàng thất bại thì sẽ bị "ghi thù chuộc oán".
Hoằng Trú hiểu rõ rằng, nếu Hoằng Lịch chiến thắng trong cuộc tranh đoạt vương vị thì bản thân sẽ đối diện với những hậu quả tồi tệ. Thêm nữa, vua Ung Chính cũng sẽ đích thân "xử lý" những người cản đường con trai Hoằng Lịch làm người kế vị.
Vậy nên, để bảo toàn tính mạng và giữ vững địa vị, Hoằng Trú chỉ có thể giả vờ không quan tâm đến cuộc tranh đoạt ngai vàng, hành xử ngang ngược, tranh cãi với những trọng thần trên triều...
Do đó, vua Ung Chính và Càn Long dần buông bỏ mọi sự cảnh giác đối với Hoằng Trú. Nhờ vậy, sau khi Càn Long đăng cơ, Hoằng Trú có cuộc sống vinh hoa phú quý đến hết đời mà nhiều anh em khác không có.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.