Hoàng đế Ung Chính của nhà Thanh là con trai của vua Khang Hy với Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị. Vua Khang Hy là một trong những hoàng đế sống thọ nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc khi sống tới năm 69 tuổi. Sau khi băng hà, ông hoàng này được an táng trong lăng mộ tại Thanh Đông lăng, Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc.Trong khi đó, vua Ung Chính là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh. Ông lên ngôi sau khi vua cha băng hà. Hoàng đế Ung Chính sống thọ 58 tuổi. Trước khi qua đời, ông hoàng này quyết định xây dựng lăng mộ ở ở huyện Dịch, Hà Bắc, cách Bắc Kinh 140 km về phía Tây Nam. Khu vực này còn được gọi là Thanh Tây lăng.Từ đây, nhiều người tò mò vì sao vua Ung Chính lại không chôn cất ở Thanh Đông lăng cùng với cha, ông nội - hoàng đế Thuận Trị? Trên thực tế, Thanh Đông lăng và Thanh Tây lăng nằm ở 2 hướng hoàn toàn trái ngược nhau.Một số người cho rằng có thể vua Ung Chính không dám đối mặt với vua cha do quá trình đăng cơ lên ngai vàng có nhiều bí ẩn. Trong số này có tin đồn cho rằng ông đã sửa di chiếu của vua cha để thuận lợi lên ngôi.Vì vậy, trong suốt thời gian trị vì đất nước, vì áy náy nên Ung Chính không dám đặt tẩm cung ở cung Càn Thanh suốt thời gian tại vị mà chỉ nghỉ tại Dưỡng Tâm điện phía Tây.Trước lúc qua đời, vua Ung Chính quyết định chôn cất ở Thanh Tây lăng thay vì Thanh Đông lăng do không dám đối mặt với vua cha khi sang thế giới bên kia.Thế nhưng, phó giáo sư Mao Lập Bình đưa ra cách giải thích khác. Theo ông, vua Ung Chính biết được một địa điểm có phong thủy tốt hơn Thanh Đông lăng để làm nơi an giấc ngàn thu. Đó chính là Thanh Tây lăng.Thanh Tây lăng nằm ở núi Thái Ninh, huyện Dịch, tỉnh Hà Bắc. Nơi đây có phong thủy tốt, là nơi càn khôn hội tụ, âm dương giao hòa.Vậy nên, vua Ung Chính xây dựng lăng mộ cho bản thân ở Thanh Tây lăng. Sau khi ông hoàng này băng hà, con trai của ông là Càn Long kế vị, đăng cơ. Lúc còn sống, vua Càn Long băn khoăn nên chôn cất ở Thanh Đông lăng giống cụ và ông nội hay mai táng ở Thanh Tây lăng cùng với vua cha.Sau cùng, hoàng đế Càn Long đưa ra luật nếu cha an táng ở Thanh Đông lăng thì con sẽ mai táng ở Thanh Tây lăng và ngược lại. Cứ như vậy, các đời vua tiếp theo của nhà Thanh được mai táng theo quy luật đó.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Hoàng đế Ung Chính của nhà Thanh là con trai của vua Khang Hy với Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị. Vua Khang Hy là một trong những hoàng đế sống thọ nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc khi sống tới năm 69 tuổi. Sau khi băng hà, ông hoàng này được an táng trong lăng mộ tại Thanh Đông lăng, Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc.
Trong khi đó, vua Ung Chính là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh. Ông lên ngôi sau khi vua cha băng hà. Hoàng đế Ung Chính sống thọ 58 tuổi. Trước khi qua đời, ông hoàng này quyết định xây dựng lăng mộ ở ở huyện Dịch, Hà Bắc, cách Bắc Kinh 140 km về phía Tây Nam. Khu vực này còn được gọi là Thanh Tây lăng.
Từ đây, nhiều người tò mò vì sao vua Ung Chính lại không chôn cất ở Thanh Đông lăng cùng với cha, ông nội - hoàng đế Thuận Trị? Trên thực tế, Thanh Đông lăng và Thanh Tây lăng nằm ở 2 hướng hoàn toàn trái ngược nhau.
Một số người cho rằng có thể vua Ung Chính không dám đối mặt với vua cha do quá trình đăng cơ lên ngai vàng có nhiều bí ẩn. Trong số này có tin đồn cho rằng ông đã sửa di chiếu của vua cha để thuận lợi lên ngôi.
Vì vậy, trong suốt thời gian trị vì đất nước, vì áy náy nên Ung Chính không dám đặt tẩm cung ở cung Càn Thanh suốt thời gian tại vị mà chỉ nghỉ tại Dưỡng Tâm điện phía Tây.
Trước lúc qua đời, vua Ung Chính quyết định chôn cất ở Thanh Tây lăng thay vì Thanh Đông lăng do không dám đối mặt với vua cha khi sang thế giới bên kia.
Thế nhưng, phó giáo sư Mao Lập Bình đưa ra cách giải thích khác. Theo ông, vua Ung Chính biết được một địa điểm có phong thủy tốt hơn Thanh Đông lăng để làm nơi an giấc ngàn thu. Đó chính là Thanh Tây lăng.
Thanh Tây lăng nằm ở núi Thái Ninh, huyện Dịch, tỉnh Hà Bắc. Nơi đây có phong thủy tốt, là nơi càn khôn hội tụ, âm dương giao hòa.
Vậy nên, vua Ung Chính xây dựng lăng mộ cho bản thân ở Thanh Tây lăng. Sau khi ông hoàng này băng hà, con trai của ông là Càn Long kế vị, đăng cơ. Lúc còn sống, vua Càn Long băn khoăn nên chôn cất ở Thanh Đông lăng giống cụ và ông nội hay mai táng ở Thanh Tây lăng cùng với vua cha.
Sau cùng, hoàng đế Càn Long đưa ra luật nếu cha an táng ở Thanh Đông lăng thì con sẽ mai táng ở Thanh Tây lăng và ngược lại. Cứ như vậy, các đời vua tiếp theo của nhà Thanh được mai táng theo quy luật đó.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.