Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm là tháng cô hồn bởi từ ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ bắt đầu mở Quỷ Môn Quan cho quỷ đói được trở về dương gian.Sau đó, cánh cửa sẽ đóng lại đúng vào đêm 14/7 âm lịch. Để tránh quỷ đói quấy phá cuộc sống, người dân nên cúng cháo, gạo…Vì thế tháng 7 cô hồn được cho là không đem lại may mắn. Những công việc trọng đại như cưới hỏi, xây dựng... đều tránh tháng này.Tuy nhiên, đối với nhiều phật tử, tháng 7 âm lịch chính là “mùa xuân của Phật giáo" bởi đây chính là thời điểm chư tăng kết thúc 3 tháng an cư kiết hạ, đóng cửa tập trung tu tập theo truyền thống Phật giáo, quay trở lại với công việc giáo hóa, phục vụ chúng sinh, khiến chư Phật tử đều hoan hỉ.Ở vùng đất quê hương Phật giáo, đây cũng là lúc 3 tháng mùa mưa kết thúc, thời tiết cũng trở nên đẹp đẽ, thuận tiện hơn cho sinh hoạt của mọi người.Theo kinh Phật đây là tháng mà mười phương chư Phật đều hoan hỷ. Thêm nữa, ngày Rằm tháng bảy còn là ngày Tết Trung nguyên – tết giữa một năm.Đặc biệt, tháng 7 còn là tháng báo hiếu. Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong các ngày lễ lớn của đạo Phật nhằm tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục.Ngoài báo hiếu, tháng 7 còn là tháng xá tội vong nhân. Vì vậy mới có quan niệm: “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng 7”.Theo Phật giáo, xui xẻo có thể xảy ra bất kỳ khoảng thời gian trong năm do quy luật của cuộc sống luôn đồng hành 2 mặt tốt – xấu.Vì vậy, không nên coi tháng 7 là “tháng cô hồn” với ý nghĩa nó mang lại điều xấu, điều xui. Với Phật tử, không có tháng nào xui hơn hay may mắn hơn tháng khác, vì phúc hay họa đều đến theo luật nhân quả.Mặt khác, chuyện tháng 7 âm lịch cô hồn xui xẻo hay may mắn còn do cảm nhận của từng người. Những người suy nghĩ tích cực thường nhìn thấy điều tốt đẹp trong cuộc sống. Còn người bi quan, yếm thế, tiêu cực lại có xu hướng nhìn thấy điều đen tối, sinh ra chán nản, buồn bã.Vì vậy, mọi người không nên sợ tháng bảy âm lịch. Cho dù có phải Phật tử hay không thì luật nhân quả vẫn hiện diện, hiểu theo nghĩa con người có thể tạo ra điều tốt đẹp bằng cách suy nghĩ thiện lương, nói điều lành và hành động đẹp.Trong mỗi người bao giờ cũng có những phước đức, nếu có tâm, tích phước thì ma quỷ cũng phải sợ. Thay vì những kiêng kị không có cơ sở, mọi người nên làm điều thiện, tích đức.Mời độc giả xem video: Chém hàng xóm vì nghi thuốc ao tôm mình đang giữ thuê. Nguồn THDT.
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm là tháng cô hồn bởi từ ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ bắt đầu mở Quỷ Môn Quan cho quỷ đói được trở về dương gian.
Sau đó, cánh cửa sẽ đóng lại đúng vào đêm 14/7 âm lịch. Để tránh quỷ đói quấy phá cuộc sống, người dân nên cúng cháo, gạo…
Vì thế tháng 7 cô hồn được cho là không đem lại may mắn. Những công việc trọng đại như cưới hỏi, xây dựng... đều tránh tháng này.
Tuy nhiên, đối với nhiều phật tử, tháng 7 âm lịch chính là “mùa xuân của Phật giáo" bởi đây chính là thời điểm chư tăng kết thúc 3 tháng an cư kiết hạ, đóng cửa tập trung tu tập theo truyền thống Phật giáo, quay trở lại với công việc giáo hóa, phục vụ chúng sinh, khiến chư Phật tử đều hoan hỉ.
Ở vùng đất quê hương Phật giáo, đây cũng là lúc 3 tháng mùa mưa kết thúc, thời tiết cũng trở nên đẹp đẽ, thuận tiện hơn cho sinh hoạt của mọi người.
Theo kinh Phật đây là tháng mà mười phương chư Phật đều hoan hỷ. Thêm nữa, ngày Rằm tháng bảy còn là ngày Tết Trung nguyên – tết giữa một năm.
Đặc biệt, tháng 7 còn là tháng báo hiếu. Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong các ngày lễ lớn của đạo Phật nhằm tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục.
Ngoài báo hiếu, tháng 7 còn là tháng xá tội vong nhân. Vì vậy mới có quan niệm: “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng 7”.
Theo Phật giáo, xui xẻo có thể xảy ra bất kỳ khoảng thời gian trong năm do quy luật của cuộc sống luôn đồng hành 2 mặt tốt – xấu.
Vì vậy, không nên coi tháng 7 là “tháng cô hồn” với ý nghĩa nó mang lại điều xấu, điều xui. Với Phật tử, không có tháng nào xui hơn hay may mắn hơn tháng khác, vì phúc hay họa đều đến theo luật nhân quả.
Mặt khác, chuyện tháng 7 âm lịch cô hồn xui xẻo hay may mắn còn do cảm nhận của từng người. Những người suy nghĩ tích cực thường nhìn thấy điều tốt đẹp trong cuộc sống. Còn người bi quan, yếm thế, tiêu cực lại có xu hướng nhìn thấy điều đen tối, sinh ra chán nản, buồn bã.
Vì vậy, mọi người không nên sợ tháng bảy âm lịch. Cho dù có phải Phật tử hay không thì luật nhân quả vẫn hiện diện, hiểu theo nghĩa con người có thể tạo ra điều tốt đẹp bằng cách suy nghĩ thiện lương, nói điều lành và hành động đẹp.
Trong mỗi người bao giờ cũng có những phước đức, nếu có tâm, tích phước thì ma quỷ cũng phải sợ. Thay vì những kiêng kị không có cơ sở, mọi người nên làm điều thiện, tích đức.
Mời độc giả xem video: Chém hàng xóm vì nghi thuốc ao tôm mình đang giữ thuê. Nguồn THDT.