Trần Hưng Đạo (1231(?) – 1300) có tên khai sinh là Trần Quốc Tuấn hay Hưng Đạo Đại Vương, là vị anh hùng dân tộc đã chỉ huy quân dân Đại Việt đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông. (Ảnh trong bài chụp tại TP HCM, Đăk Lăk và một số địa phương khác).Có một giai thoại ít người từng nghe về Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, đó là chuyện ông từng cưỡi trâu xung trận.Theo đó, trong trận đánh sông Bạch Đằng, khi Trần Hưng Đạo cưỡi voi vượt qua sông Hóa đã không may bị sa lầy. Ông xuống voi và động viên quân lính cùng nhau ra sức kéo voi lên, nhưng con voi ngày càng bị lún sâu.Con voi này đã từng đưa Hưng Đạo Vương xông pha nhiều trận mạc nên ông quý trọng nó như một chiến hữu. Sau những nỗ lực không thành, ông đành chấp nhận bỏ con voi lại để tiếp tục hành quân.Khi không có voi, việc vượt sông sẽ khó khăn hơn nhiều. Đúng lúc ấy, có một cậu bé chăn trâu chạy đến ngỏ ý mời Hưng Đạo Vương cưỡi lên lưng trâu để cậu giong trâu bơi qua.Danh tướng họ Trần nhìn cậu bé mỉm cười rồi gật đầu đồng ý. Ông để cậu bé ngồi trước cầm thừng giong trâu, còn ông ngồi sau. Con trâu to khỏe lướt qua sông băng băng.Sang sông rồi, Hưng Đạo Vương quay lại nhìn lần cuối con voi bị sa lầy, nước mắt ứa ra. Rồi ông nguyện rằng, ngày thắng trận sẽ dựng tượng voi và tượng con trâu bên bờ sông để ghi nhớ sự đóng góp của những con vật này vào cuộc kháng chiến của dân tộc... Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Trần Hưng Đạo (1231(?) – 1300) có tên khai sinh là Trần Quốc Tuấn hay Hưng Đạo Đại Vương, là vị anh hùng dân tộc đã chỉ huy quân dân Đại Việt đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông. (Ảnh trong bài chụp tại TP HCM, Đăk Lăk và một số địa phương khác).
Có một giai thoại ít người từng nghe về Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, đó là chuyện ông từng cưỡi trâu xung trận.
Theo đó, trong trận đánh sông Bạch Đằng, khi Trần Hưng Đạo cưỡi voi vượt qua sông Hóa đã không may bị sa lầy. Ông xuống voi và động viên quân lính cùng nhau ra sức kéo voi lên, nhưng con voi ngày càng bị lún sâu.
Con voi này đã từng đưa Hưng Đạo Vương xông pha nhiều trận mạc nên ông quý trọng nó như một chiến hữu. Sau những nỗ lực không thành, ông đành chấp nhận bỏ con voi lại để tiếp tục hành quân.
Khi không có voi, việc vượt sông sẽ khó khăn hơn nhiều. Đúng lúc ấy, có một cậu bé chăn trâu chạy đến ngỏ ý mời Hưng Đạo Vương cưỡi lên lưng trâu để cậu giong trâu bơi qua.
Danh tướng họ Trần nhìn cậu bé mỉm cười rồi gật đầu đồng ý. Ông để cậu bé ngồi trước cầm thừng giong trâu, còn ông ngồi sau. Con trâu to khỏe lướt qua sông băng băng.
Sang sông rồi, Hưng Đạo Vương quay lại nhìn lần cuối con voi bị sa lầy, nước mắt ứa ra. Rồi ông nguyện rằng, ngày thắng trận sẽ dựng tượng voi và tượng con trâu bên bờ sông để ghi nhớ sự đóng góp của những con vật này vào cuộc kháng chiến của dân tộc...
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.