Trên nhiều chiếc trống đồng - hiện vật đặc trưng của văn minh Việt cổ - đã được phát hiện có một hình ảnh rất thú vị, đó là hai con ếch hoặc cóc đang cõng nhau. Đây chính là cảnh giao phối của loài động vật lưỡng cư này.Một số chiếc trống có tượng ếch đơn lẻ xen giữa tượng ếch cõng nhau, hoặc chỉ có tượng ếch đơn lẻ.Theo cách lý giải phổ biến thì những chiếc trống đồng có hình tượng ếch trên mặt đều là những chiếc trống dùng để cầu mưa, vì cư dân văn hóa Đông Sơn xưa coi con ếch là hiện thân cho mưa. Trống đồng Hồi Xuân (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam) là một chiếc trống đồng độc đáo hiếm có trong bộ sưu tập trống đồng của Việt Nam. Trên mặt chiếc trống Heger II (nối tiếp của trống đồng Đông Sơn) này có hình tượng voi nằm xen kẽ với tượng ếch.Người xưa đưa hình tượng voi lên trống đồng nhằm thể hiện ý nghĩa gì, cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thấu đáo. Nhưng điều này khẳng định con voi đã là loài vật gần gũi với người Việt cổ từ hàng ngàn năm trước.Hình giao long trang trí trên giáo đồng, thuộc văn hóa Đông Sơn. Giao là vật Tổ biểu trưng cho sức mạnh của cư dân Đông Sơn trong buổi đầu dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.Hình giao long trang trí trên tấm che ngực bằng đồng, thời kỳ Đông Sơn. Theo các nhà nghiên cứu, giao long chính là hình ảnh cá sấu được cách điệu, khoác lên một lớp vỏ huyền bí.Hình tượng chim lạc trên trống đồng Hoàng Hạ. Chim lạc cũng là một vật tổ của cư dân Đông Sơn gắn với huyền thoại về nguồn gốc dân tộc.Hình chim lạc trên một chiếc trống đồng Đông Sơn, phát hiện tại Thọ Vực, Ứng Hòa, Hà Nội. Ngày nay, chim lạc được coi là một biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam.Hình ảnh hươu sao trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Loài vật này từng là đối tượng săn bắn quan trọng của người Việt cổ. Ngoài ra chúng cũng có thể hàm chứa một ý nghĩa tâm linh mà con người ngày nay không còn biết tới.Các loài chim có sự hiện diện rất phong phú trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Ngoài chim lạc còn có các loài chim nhỏ hơn, được thể hiện trong nhiều tư thế khác nhau.Họa tiết trên trống đồng Hoàng Hạ thể hiện đôi chim đuôi dài đậu trên nóc nhà sàn cầu mùa mái vòm. Dường như chúng đang mớm thức ăn cho nhau.Trên tang trống đồng Hoàng Hạ có hình ảnh các con thuyền, giữa mỗi thuyền có hai đến bốn con chim có mào, mỏ dài, chân cao, đuôi dài, con nọ đứng trên lưng con kia (như đang đạp mái). Dưới thuyền có con chim mỏ dài ngậm cá...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Trên nhiều chiếc trống đồng - hiện vật đặc trưng của văn minh Việt cổ - đã được phát hiện có một hình ảnh rất thú vị, đó là hai con ếch hoặc cóc đang cõng nhau. Đây chính là cảnh giao phối của loài động vật lưỡng cư này.
Một số chiếc trống có tượng ếch đơn lẻ xen giữa tượng ếch cõng nhau, hoặc chỉ có tượng ếch đơn lẻ.
Theo cách lý giải phổ biến thì những chiếc trống đồng có hình tượng ếch trên mặt đều là những chiếc trống dùng để cầu mưa, vì cư dân văn hóa Đông Sơn xưa coi con ếch là hiện thân cho mưa.
Trống đồng Hồi Xuân (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam) là một chiếc trống đồng độc đáo hiếm có trong bộ sưu tập trống đồng của Việt Nam. Trên mặt chiếc trống Heger II (nối tiếp của trống đồng Đông Sơn) này có hình tượng voi nằm xen kẽ với tượng ếch.
Người xưa đưa hình tượng voi lên trống đồng nhằm thể hiện ý nghĩa gì, cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thấu đáo. Nhưng điều này khẳng định con voi đã là loài vật gần gũi với người Việt cổ từ hàng ngàn năm trước.
Hình giao long trang trí trên giáo đồng, thuộc văn hóa Đông Sơn. Giao là vật Tổ biểu trưng cho sức mạnh của cư dân Đông Sơn trong buổi đầu dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.
Hình giao long trang trí trên tấm che ngực bằng đồng, thời kỳ Đông Sơn. Theo các nhà nghiên cứu, giao long chính là hình ảnh cá sấu được cách điệu, khoác lên một lớp vỏ huyền bí.
Hình tượng chim lạc trên trống đồng Hoàng Hạ. Chim lạc cũng là một vật tổ của cư dân Đông Sơn gắn với huyền thoại về nguồn gốc dân tộc.
Hình chim lạc trên một chiếc trống đồng Đông Sơn, phát hiện tại Thọ Vực, Ứng Hòa, Hà Nội. Ngày nay, chim lạc được coi là một biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam.
Hình ảnh hươu sao trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Loài vật này từng là đối tượng săn bắn quan trọng của người Việt cổ. Ngoài ra chúng cũng có thể hàm chứa một ý nghĩa tâm linh mà con người ngày nay không còn biết tới.
Các loài chim có sự hiện diện rất phong phú trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Ngoài chim lạc còn có các loài chim nhỏ hơn, được thể hiện trong nhiều tư thế khác nhau.
Họa tiết trên trống đồng Hoàng Hạ thể hiện đôi chim đuôi dài đậu trên nóc nhà sàn cầu mùa mái vòm. Dường như chúng đang mớm thức ăn cho nhau.
Trên tang trống đồng Hoàng Hạ có hình ảnh các con thuyền, giữa mỗi thuyền có hai đến bốn con chim có mào, mỏ dài, chân cao, đuôi dài, con nọ đứng trên lưng con kia (như đang đạp mái). Dưới thuyền có con chim mỏ dài ngậm cá...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.