Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản số 1878/BVHTTDL-DSVH gửi Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam thông báo lựa chọn ưu tiên của Việt Nam cho đợt xem xét hồ sơ của Ủy ban Liên chính phủ năm 2024 là hồ sơ Lễ hội Vía Bà chúa xứ núi Sam - di sản thuộc đa loại hình: Lễ hội truyền thống, tri thức dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm.. Nếu được ghi danh, Lễ hội Vía Bà chúa xứ núi Sam sẽ là di sản đầu tiên của Việt Nam có chủ thể là các dân tộc đa số và thiểu số.Nhắc tới Lễ hội Vía Bà chúa xứ núi Sam, nhiều người nhớ ngay tới ngôi miếu linh thiêng bậc nhất Việt Nam ở vùng Tây Nam Bộ. Nằm ở chân núi Sam, thuộc địa phận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là ngôi miếu nổi tiếng bậc nhất vùng Nam Bộ. Miếu hình thành từ cách đây khoảng 200 năm, gắn với một câu chuyện ly kỳ được lưu truyền trong vùng.Theo truyền thuyết, trên đỉnh núi Sam từ rất lâu đã có một pho tượng cổ rất thiêng, được gọi là tượng Bà Chúa Xứ. Người dân trong vùng thường đến đây cầu khấn với niềm tin rằng sẽ được Bà phù trợ, cầu được ước thấy. Khoảng năm 1820, quân Xiêm thường sang nước ta cướp phá. Mỗi khi giặc đến, người dân địa phương lại dắt díu nhau chạy lên núi lánh nạn. Có lần quân giặc đuổi theo, lên đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà.Cho rằng đây là tượng quý, chúng hì hục cậy ra, lấy dây buộc lại rồi dùng đòn khiêng xuống núi để mang về nước. Nhưng khi vừa khiêng đi được một đoạn đường ngắn, tượng Bà bỗng dưng nặng trĩu không thể nào nhấc lên được. Lũ giặc cướp đành phải bỏ lại.Sau đó, Bà thường hiện về trong mộng, chỉ bảo dân làng phải khiêng tượng xuống núi lập miếu thờ cúng. Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành.Dân làng bàn nhau lên núi khiêng tượng về thờ cúng. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên trai tráng vẫn không lay chuyển nổi tượng Bà. Trong lúc mọi người có ý định bỏ dở thì một cô thôn nữ bỗng dưng lên đồng và mách bảo: Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng.Dân làng làm theo lời, và quả đúng thật, 9 cô gái trẻ còn trong trắng đã khiêng tượng Bà đi xuống núi một cách nhẹ nhàng. Khi đi đến chân núi
Sam thì tượng Bà trở nên nặng, không thể khiêng nổi thêm một bước nào nữa.Khi đó mọi người đã hiểu rằng, Bà đã chọn nơi đây để an vị nên đã không cố gắng di chuyển đi nữa mà lập miếu thờ cúng chỗ đó. Ngôi miếu mau chóng được dân tứ xứ biết đến vì sự linh ứng, ngày càng trở nên bề thế theo thời gian.Ngày nay bức tượng trong truyền thuyết vẫn an vị trong điện thờ của miếu Bà Chúa Xứ. Lễ Vía Bà được tổ chức trang trọng từ ngày 22-27 tháng 4 Âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội lớn nhất Nam Bộ. được gìn giữ và thực hành qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc, An Giang. Lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của người dân vùng Tây Nam Bộ, là nét đẹp trong tiến trình giao lưu, tiếp biến văn hóa của người Kinh với người Hoa, Khmer, Chăm. (Bài có sử dụng tư liệu của Tạp chí Du lịch TP. HCM).Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản số 1878/BVHTTDL-DSVH gửi Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam thông báo lựa chọn ưu tiên của Việt Nam cho đợt xem xét hồ sơ của Ủy ban Liên chính phủ năm 2024 là hồ sơ Lễ hội Vía Bà chúa xứ núi Sam - di sản thuộc đa loại hình: Lễ hội truyền thống, tri thức dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm.. Nếu được ghi danh, Lễ hội Vía Bà chúa xứ núi Sam sẽ là di sản đầu tiên của Việt Nam có chủ thể là các dân tộc đa số và thiểu số.
Nhắc tới Lễ hội Vía Bà chúa xứ núi Sam, nhiều người nhớ ngay tới ngôi miếu linh thiêng bậc nhất Việt Nam ở vùng Tây Nam Bộ. Nằm ở chân núi Sam, thuộc địa phận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là ngôi miếu nổi tiếng bậc nhất vùng Nam Bộ. Miếu hình thành từ cách đây khoảng 200 năm, gắn với một câu chuyện ly kỳ được lưu truyền trong vùng.
Theo truyền thuyết, trên đỉnh núi Sam từ rất lâu đã có một pho tượng cổ rất thiêng, được gọi là tượng Bà Chúa Xứ. Người dân trong vùng thường đến đây cầu khấn với niềm tin rằng sẽ được Bà phù trợ, cầu được ước thấy. Khoảng năm 1820, quân Xiêm thường sang nước ta cướp phá. Mỗi khi giặc đến, người dân địa phương lại dắt díu nhau chạy lên núi lánh nạn. Có lần quân giặc đuổi theo, lên đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà.
Cho rằng đây là tượng quý, chúng hì hục cậy ra, lấy dây buộc lại rồi dùng đòn khiêng xuống núi để mang về nước. Nhưng khi vừa khiêng đi được một đoạn đường ngắn, tượng Bà bỗng dưng nặng trĩu không thể nào nhấc lên được. Lũ giặc cướp đành phải bỏ lại.
Sau đó, Bà thường hiện về trong mộng, chỉ bảo dân làng phải khiêng tượng xuống núi lập miếu thờ cúng. Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành.
Dân làng bàn nhau lên núi khiêng tượng về thờ cúng. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên trai tráng vẫn không lay chuyển nổi tượng Bà. Trong lúc mọi người có ý định bỏ dở thì một cô thôn nữ bỗng dưng lên đồng và mách bảo: Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng.
Dân làng làm theo lời, và quả đúng thật, 9 cô gái trẻ còn trong trắng đã khiêng tượng Bà đi xuống núi một cách nhẹ nhàng. Khi đi đến chân núi
Sam thì tượng Bà trở nên nặng, không thể khiêng nổi thêm một bước nào nữa.
Khi đó mọi người đã hiểu rằng, Bà đã chọn nơi đây để an vị nên đã không cố gắng di chuyển đi nữa mà lập miếu thờ cúng chỗ đó. Ngôi miếu mau chóng được dân tứ xứ biết đến vì sự linh ứng, ngày càng trở nên bề thế theo thời gian.
Ngày nay bức tượng trong truyền thuyết vẫn an vị trong điện thờ của miếu Bà Chúa Xứ. Lễ Vía Bà được tổ chức trang trọng từ ngày 22-27 tháng 4 Âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội lớn nhất Nam Bộ. được gìn giữ và thực hành qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc, An Giang. Lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của người dân vùng Tây Nam Bộ, là nét đẹp trong tiến trình giao lưu, tiếp biến văn hóa của người Kinh với người Hoa, Khmer, Chăm. (Bài có sử dụng tư liệu của Tạp chí Du lịch TP. HCM).
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.