1. Nằm bên hồ Tây, cách phố Trúc Bạch khoảng 200 mét, chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Thủ đô. Theo sử sách, chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547). Vào các thời Lý và thời Trần, chùa là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long.Thời Lê Kinh Tông (1600 – 1618), chùa được dời vào đảo Kim Ngư, là địa điểm hiện tại. Vào đời vua Lê Hy Tông (1675 - 1705), chùa đổi tên thành Trấn Quốc. Kiến trúc chùa ngày nay là sự kết hợp phong cách kiến trúc nhiều thời kỳ, trong đó kiến trúc nhà Nguyễn là chủ đạo.Kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc tuân theo nguyên tắc khắt khe của chùa Việt cổ. Chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工). Công trình mang tính điểm nhấn là bảo tháp Lục độ đài sen được xây năm 1998.Trong chiều dài lịch sử của mình, chùa Trấn Quốc luôn là một danh thắng nổi tiếng của kinh thành Thăng long xưa cũng như Thủ đô Hà Nội ngày nay. Chùa từng đón nhiều nguyên thủ các quốc gia lớn tới thăm và được báo chí châu Âu bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới.2. Tọa lạc trên đường Thanh Niên, cách phố Trúc Bạch khoảng 500 mét, đền Quán Thánh (tên chữ là Trấn Vũ Quán) là ngôi đền cổ có quy mô to lớn và đẹp bậc nhất Hà Nội. Đây cũng là một trong Thăng Long Tứ Trấn - bốn ngôi đền thiêng trấn giữ bốn phía thành kinh thành Thăng Long xưa.Tương truyền đền Quán Thánh có từ đời Lý Thái Tổ (1010 - 1028). Ban đầu đền nằm ở một vị trí khác và được di dời về vị trí hiện tại từ năm 1474, thời vua Lê Thánh Tông. Diện mạo ngày nay của đền về cơ bản có từ đợt tu sửa vào năm 1836 - 1838 dưới thời vua Minh Mạng.Ngôi chính điện (bái đường) của đền là nơi đặt tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào năm 1677, đời Lê Hy Tông. Đây là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ của đền Quán Thánh cũng nổi tiếng về sự linh thiêng. Ai đi lễ ở đền cũng sờ vào các ngón chân của tượng để lấy lộc.3. Chùa Ngũ Xã (Thần Quang tự) nằm ở phố Ngũ Xã, cách phố Trúc Bạch khoảng 100 mét, là một ngôi chùa được dựng vào thời Hậu Lê, thế kỷ 18. Sau trận hỏa hoạn năm 1949 chùa được xây dựng lại, hoàn thành năm 1951.Chùa là nơi thờ Phật và ông tổ nghề Đúc đồng Nguyễn Minh Không của làng nghề đúc đồng Ngũ Xã. Chính điện của chùa là nơi đặt một bức tượng Phật A Di Đà bằng đồng khổng lồ rất nổi tiếng của Hà Nội. Thân tượng cao gần 4 mét và cân nặng 12.300 kg.Việc đúc tượng được tiến hành năm 1952, hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, thể hiện tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân làng nghề đúc đồng Ngũ Xã. Tượng tác phẩm thể hiện hình ảnh Phật A Di Đà trong tư thế ngồi kiết già trên một đài sen với 96 cánh.Có thể nói, bức tượng mang trong mình một phần lịch sử của Hà Nội giai đoạn thuộc Pháp.4. Nằm trên một hòn đảo nhỏ ở hồ Trúc Bạch, cách phố Trúc Bạch khoảng 50 mét, đền Thủy Trung Tiên là ngôi đền cổ được phục dựng năm 2017. Ngôi đền này còn được dân gian gọi là đền Cẩu Nhi, gắn với một giai thoại về Thần Cẩu và sự kiện vua Lý Thái Tổ dời đô về thành Thăng Long.Tuy vậy, quanh đền Cẩu Nhi đã có một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu lịch sử. Nguyên nhân là ngày nay không còn gì để chứng thực sự tồn tại của ngôi đền này. Vào thập niên 1850, trên đảo tọa lạc ngôi đền mang tên gọi Thủy Trung Tiên, là nơi thờ Mẫu Thoải và thờ Thần Cá.Do tồn tại nhiều quan điểm về cái tên “Cẩu Nhi” mà dự án phục dựng ngôi đền trên hòn đảo của hồ Trúc Bạch được đưa ra từ 2005 nhưng trì hoãn đến hơn một thập niên. Phải đến năm 2015 dự án được triển khai và năm 2017 khánh thành, ngôi đền mới mang tên chính thức là đền Thủy Trung Tiên.Trong lời giới thiệu về ngôi đền khắc trên bia đá, không có một chữ nào nhắc đến cái tên “Cẩu Nhi” hoặc câu chuyện về Thần Cẩu. Dù vậy, cái tên Cẩu Nhi vẫn sẽ mãi mãi được lưu truyền trong tâm thức của dân gian.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Nằm bên hồ Tây, cách phố Trúc Bạch khoảng 200 mét, chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Thủ đô. Theo sử sách, chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547). Vào các thời Lý và thời Trần, chùa là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long.
Thời Lê Kinh Tông (1600 – 1618), chùa được dời vào đảo Kim Ngư, là địa điểm hiện tại. Vào đời vua Lê Hy Tông (1675 - 1705), chùa đổi tên thành Trấn Quốc. Kiến trúc chùa ngày nay là sự kết hợp phong cách kiến trúc nhiều thời kỳ, trong đó kiến trúc nhà Nguyễn là chủ đạo.
Kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc tuân theo nguyên tắc khắt khe của chùa Việt cổ. Chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工). Công trình mang tính điểm nhấn là bảo tháp Lục độ đài sen được xây năm 1998.
Trong chiều dài lịch sử của mình, chùa Trấn Quốc luôn là một danh thắng nổi tiếng của kinh thành Thăng long xưa cũng như Thủ đô Hà Nội ngày nay. Chùa từng đón nhiều nguyên thủ các quốc gia lớn tới thăm và được báo chí châu Âu bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
2. Tọa lạc trên đường Thanh Niên, cách phố Trúc Bạch khoảng 500 mét, đền Quán Thánh (tên chữ là Trấn Vũ Quán) là ngôi đền cổ có quy mô to lớn và đẹp bậc nhất Hà Nội. Đây cũng là một trong Thăng Long Tứ Trấn - bốn ngôi đền thiêng trấn giữ bốn phía thành kinh thành Thăng Long xưa.
Tương truyền đền Quán Thánh có từ đời Lý Thái Tổ (1010 - 1028). Ban đầu đền nằm ở một vị trí khác và được di dời về vị trí hiện tại từ năm 1474, thời vua Lê Thánh Tông. Diện mạo ngày nay của đền về cơ bản có từ đợt tu sửa vào năm 1836 - 1838 dưới thời vua Minh Mạng.
Ngôi chính điện (bái đường) của đền là nơi đặt tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào năm 1677, đời Lê Hy Tông. Đây là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.
Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ của đền Quán Thánh cũng nổi tiếng về sự linh thiêng. Ai đi lễ ở đền cũng sờ vào các ngón chân của tượng để lấy lộc.
3. Chùa Ngũ Xã (Thần Quang tự) nằm ở phố Ngũ Xã, cách phố Trúc Bạch khoảng 100 mét, là một ngôi chùa được dựng vào thời Hậu Lê, thế kỷ 18. Sau trận hỏa hoạn năm 1949 chùa được xây dựng lại, hoàn thành năm 1951.
Chùa là nơi thờ Phật và ông tổ nghề Đúc đồng Nguyễn Minh Không của làng nghề đúc đồng Ngũ Xã. Chính điện của chùa là nơi đặt một bức tượng Phật A Di Đà bằng đồng khổng lồ rất nổi tiếng của Hà Nội. Thân tượng cao gần 4 mét và cân nặng 12.300 kg.
Việc đúc tượng được tiến hành năm 1952, hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, thể hiện tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân làng nghề đúc đồng Ngũ Xã. Tượng tác phẩm thể hiện hình ảnh Phật A Di Đà trong tư thế ngồi kiết già trên một đài sen với 96 cánh.
Có thể nói, bức tượng mang trong mình một phần lịch sử của Hà Nội giai đoạn thuộc Pháp.
4. Nằm trên một hòn đảo nhỏ ở hồ Trúc Bạch, cách phố Trúc Bạch khoảng 50 mét, đền Thủy Trung Tiên là ngôi đền cổ được phục dựng năm 2017. Ngôi đền này còn được dân gian gọi là đền Cẩu Nhi, gắn với một giai thoại về Thần Cẩu và sự kiện vua Lý Thái Tổ dời đô về thành Thăng Long.
Tuy vậy, quanh đền Cẩu Nhi đã có một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu lịch sử. Nguyên nhân là ngày nay không còn gì để chứng thực sự tồn tại của ngôi đền này. Vào thập niên 1850, trên đảo tọa lạc ngôi đền mang tên gọi Thủy Trung Tiên, là nơi thờ Mẫu Thoải và thờ Thần Cá.
Do tồn tại nhiều quan điểm về cái tên “Cẩu Nhi” mà dự án phục dựng ngôi đền trên hòn đảo của hồ Trúc Bạch được đưa ra từ 2005 nhưng trì hoãn đến hơn một thập niên. Phải đến năm 2015 dự án được triển khai và năm 2017 khánh thành, ngôi đền mới mang tên chính thức là đền Thủy Trung Tiên.
Trong lời giới thiệu về ngôi đền khắc trên bia đá, không có một chữ nào nhắc đến cái tên “Cẩu Nhi” hoặc câu chuyện về Thần Cẩu. Dù vậy, cái tên Cẩu Nhi vẫn sẽ mãi mãi được lưu truyền trong tâm thức của dân gian.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.