Nằm trên một hòn đảo nhỏ ở phía Tây Bắc hồ Trúc Bạch (quận ba Đình - Hà Nội), đền Thủy Trung Tiên là một công trình tâm linh được phục dựng vào năm 2017.Ngòi đền này còn được dân gian gọi là đền Cẩu Nhi, gắn với một giai thoại đầy huyền bí về Thần Cẩu và sự kiện vua Lý Thái Tổ lên làm vua và dời đô về thành Thăng Long.Giai thoại này được “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi lại rằng: “Trước ở viện Cam Tuyển chùa Ứng Thiên Tâm, châu Cổ Pháp có con chó đẻ con sắc trắng có đốm lông đen thành hình hai chữ Thiên Tử. Kẻ thức giả nói đó là điềm năm Tuất sinh người làm thiên tử..."."...Đến nay, Vua sinh năm Giáp Tuất lên làm thiên tử, quả là ứng nghiệm”. Quả thực, Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất 934 dời đô về Thăng Long năm Canh Tuất 1010.Sách “Tây Hồ chí” của Dương Bá Cung (1794 - 1868) viết về đền Cẩu Nhi: "Thần Cẩu Nhi là con Cẩu Mẫu, triều Lý miếu thờ ở bãi Châu Chữ phía Tây Bắc hồ, thời Hậu Lê gọi là chùa Trúc Bạch. Trên có Miếu Chó thần Cổ Nhi dựng từ triều Lý. Nay hãy còn” và Núi Khán: “Hai ngọn liền nhau, ở phía Nam hồ, góc Tây nội thành. Trên có miếu Cẩu Mẫu của triều Lý...”.“…Trước khi nhà Lý dời đô ra Thăng Long, ở chùa Thiện Tâm trên núi Ba Tiêu - châu Bắc Giang có một con chó trắng mang thai vượt sông trên núi Khán sinh một con. Người người lấy làm lạ. Đến năm Canh Tuất có việc dời đô, Cẩu Mẫu và Cẩu Nhi đều hoá. Vua nghe chuyện, bảo đó là Phúc Thần, bèn cho dựng miếu thờ Cẩu Mẫu, Cẩu Nhi ở dưới hồ thuộc địa phận làng Trúc Yên".Tài liệu thần tích trong Ngọc phả cổ lục cũng chép về sự xuất hiện của tục thờ Thần Cẩu khi cho rằng, bà mẹ vua Lý Công Uẩn tên Phạm Thị Trinh, khi đến làm việc ở chùa Tiêu Sơn, đêm nằm mơ thấy Thần Chó Đá rồi có mang mà sinh ra Lý Công Uẩn. Khi vua Lý Công Uẩn xuất hiện, con chó bằng đồng đã sủa inh ỏi...Tuy vậy, xung quanh đền Cẩu Nhi đã có một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu lịch sử. Nguyên nhân là ngày nay không còn gì để chứng thực sự tồn tại của ngôi đền này. Vào thập niên 1850, trên hòn đảo ở hồ Trúc Bạch tọa lạc ngôi đền mang tên gọi Thủy Trung Tiên, là nơi thờ Mẫu Thoải và thờ Thần Cá .Mặc dù người ta đã đặt tượng một chú chó nhỏ vào trong đền để ghi nhớ về sự tích Thần Cẩu, nhưng vẫn có những nhà nghiên cứu cho rằng đền Cẩu Nhi không có thực, và những câu chuyện lưu truyền từ xa xưa về Thần Cẩu không đồng nghĩa với việc có một ngôi đền mang tên Cẩu Nhi từng được xây dựng.Cố GS. Phan Huy Lê cho rằng tín ngường thờ Chó của người Việt đã có từ đời Lý, nhưng vì người Việt có tín ngưỡng đa thần giáo, tôn thờ thuyết vạn vật hữu linh nên trải qua nhiều biến động, tục thờ Chó bị phai nhạt. Kết quả là trên cái đền ở giữa hồ Trúc Bạch đã có ba lớp thờ chồng chéo lên nhau: Thờ Chó, thờ Mẫu Thoải và thờ Cá.Do tồn tại nhiều quan điểm về cái tên “Cẩu Nhi” mà dự án phục dựng ngôi đền trên hòn đảo của hồ Trúc Bạch được đưa ra từ 2005 nhưng trì hoãn đến hơn một thập niên. Phải đền năm 2015 dự án được triển khai và năm 2017 khánh thành.Ngôi đền mới mang tên chính thức là đền Thủy Trung Tiên. Trong lời giới thiệu về ngôi đền khắc trên bia đá, không có một chữ nào nhắc đến cái tên “Cẩu Nhi” hoặc câu chuyện về Thần Cẩu. Dù vậy, cái tên Cẩu Nhi vẫn sẽ mãi mãi được lưu truyền trong tâm thức của dân gian.Đến thăm ngôi đền có vị thế tuyệt đẹp này, du khách sẽ được chào đón bằng một cặp chó đá đứng ngay ngắn ở đầu cầu bên đường Thanh Niên. Có lẽ, đây là một nghĩa cử tế nhị để ghi nhớ tên gọi Cẩu Nhi của một ngôi đền có thể đã từng tồn tại gần 1.000 năm trước.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trên một hòn đảo nhỏ ở phía Tây Bắc hồ Trúc Bạch (quận ba Đình - Hà Nội), đền Thủy Trung Tiên là một công trình tâm linh được phục dựng vào năm 2017.
Ngòi đền này còn được dân gian gọi là đền Cẩu Nhi, gắn với một giai thoại đầy huyền bí về Thần Cẩu và sự kiện vua Lý Thái Tổ lên làm vua và dời đô về thành Thăng Long.
Giai thoại này được “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi lại rằng: “Trước ở viện Cam Tuyển chùa Ứng Thiên Tâm, châu Cổ Pháp có con chó đẻ con sắc trắng có đốm lông đen thành hình hai chữ Thiên Tử. Kẻ thức giả nói đó là điềm năm Tuất sinh người làm thiên tử...".
"...Đến nay, Vua sinh năm Giáp Tuất lên làm thiên tử, quả là ứng nghiệm”. Quả thực, Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất 934 dời đô về Thăng Long năm Canh Tuất 1010.
Sách “Tây Hồ chí” của Dương Bá Cung (1794 - 1868) viết về đền Cẩu Nhi: "Thần Cẩu Nhi là con Cẩu Mẫu, triều Lý miếu thờ ở bãi Châu Chữ phía Tây Bắc hồ, thời Hậu Lê gọi là chùa Trúc Bạch. Trên có Miếu Chó thần Cổ Nhi dựng từ triều Lý. Nay hãy còn” và Núi Khán: “Hai ngọn liền nhau, ở phía Nam hồ, góc Tây nội thành. Trên có miếu Cẩu Mẫu của triều Lý...”.
“…Trước khi nhà Lý dời đô ra Thăng Long, ở chùa Thiện Tâm trên núi Ba Tiêu - châu Bắc Giang có một con chó trắng mang thai vượt sông trên núi Khán sinh một con. Người người lấy làm lạ. Đến năm Canh Tuất có việc dời đô, Cẩu Mẫu và Cẩu Nhi đều hoá. Vua nghe chuyện, bảo đó là Phúc Thần, bèn cho dựng miếu thờ Cẩu Mẫu, Cẩu Nhi ở dưới hồ thuộc địa phận làng Trúc Yên".
Tài liệu thần tích trong Ngọc phả cổ lục cũng chép về sự xuất hiện của tục thờ Thần Cẩu khi cho rằng, bà mẹ vua Lý Công Uẩn tên Phạm Thị Trinh, khi đến làm việc ở chùa Tiêu Sơn, đêm nằm mơ thấy Thần Chó Đá rồi có mang mà sinh ra Lý Công Uẩn. Khi vua Lý Công Uẩn xuất hiện, con chó bằng đồng đã sủa inh ỏi...
Tuy vậy, xung quanh đền Cẩu Nhi đã có một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu lịch sử. Nguyên nhân là ngày nay không còn gì để chứng thực sự tồn tại của ngôi đền này. Vào thập niên 1850, trên hòn đảo ở hồ Trúc Bạch tọa lạc ngôi đền mang tên gọi Thủy Trung Tiên, là nơi thờ Mẫu Thoải và thờ Thần Cá .
Mặc dù người ta đã đặt tượng một chú chó nhỏ vào trong đền để ghi nhớ về sự tích Thần Cẩu, nhưng vẫn có những nhà nghiên cứu cho rằng đền Cẩu Nhi không có thực, và những câu chuyện lưu truyền từ xa xưa về Thần Cẩu không đồng nghĩa với việc có một ngôi đền mang tên Cẩu Nhi từng được xây dựng.
Cố GS. Phan Huy Lê cho rằng tín ngường thờ Chó của người Việt đã có từ đời Lý, nhưng vì người Việt có tín ngưỡng đa thần giáo, tôn thờ thuyết vạn vật hữu linh nên trải qua nhiều biến động, tục thờ Chó bị phai nhạt. Kết quả là trên cái đền ở giữa hồ Trúc Bạch đã có ba lớp thờ chồng chéo lên nhau: Thờ Chó, thờ Mẫu Thoải và thờ Cá.
Do tồn tại nhiều quan điểm về cái tên “Cẩu Nhi” mà dự án phục dựng ngôi đền trên hòn đảo của hồ Trúc Bạch được đưa ra từ 2005 nhưng trì hoãn đến hơn một thập niên. Phải đền năm 2015 dự án được triển khai và năm 2017 khánh thành.
Ngôi đền mới mang tên chính thức là đền Thủy Trung Tiên. Trong lời giới thiệu về ngôi đền khắc trên bia đá, không có một chữ nào nhắc đến cái tên “Cẩu Nhi” hoặc câu chuyện về Thần Cẩu. Dù vậy, cái tên Cẩu Nhi vẫn sẽ mãi mãi được lưu truyền trong tâm thức của dân gian.
Đến thăm ngôi đền có vị thế tuyệt đẹp này, du khách sẽ được chào đón bằng một cặp chó đá đứng ngay ngắn ở đầu cầu bên đường Thanh Niên. Có lẽ, đây là một nghĩa cử tế nhị để ghi nhớ tên gọi Cẩu Nhi của một ngôi đền có thể đã từng tồn tại gần 1.000 năm trước.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.