1. Bloop. Trong suốt gần 20 năm qua, Bloop - âm thanh bí ẩn dưới đáy đại dương đánh đố nhân loại. Cụ thể, năm 1997, Cục quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) phát hiện âm thanh tần số thấp nhưng biên độ cao, gọi là Bloop.NOAA thu được âm thanh này trong khoảng 1 phút, ở độ sâu khoảng 4,3 km ở vùng biển cách Chile 1.750 km về phía Tây.Theo các chuyên gia, âm thanh bí ẩn Bloop lớn hơn nhiều so với bất kỳ tiếng ồn nào do động vật dưới biển gây ra. Từ năm 2005 - 2010, NOAA đã tiến hành nghiên cứu âm thanh bí ẩn trên ở Nam Cực - địa điểm gần nơi thu được âm thanh Bloop.Một số chuyên gia nhận định âm thanh nứt gãy của những tảng băng lớn trên biển hoặc dưới lòng đại dương đã tạo ra âm thanh Bloop bí ẩn đánh đố nhân loại suốt thời gian qua.2. "Khúc ca" đặc biệt của loài cá trong lòng đại dương. Theo các nhà khoa học ở Australia, nhiều loài cá sống ở đại dương đã cùng nhau "hát đồng ca" lúc bình minh và hoàng hôn. Trong số đó, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Curtin (Perth, Australia) đã thu được các điệp khúc riêng biệt từ đại dương trong 18 tháng. Họ nhận thấy đa số các âm thanh dưới nước là các màn độc tấu lặp đi lặp lại từ cá.Thỉnh thoảng, những con cá cùng nhau biểu diễn tạo thành bản hợp xướng.Các chuyên gia nhận định âm thanh đóng vai trò quan trọng trong một số hành vi của loài cá như tranh chấp lãnh thổ, thức ăn, sinh sản và nuôi dưỡng.3. "Cá voi cô đơn nhất thế giới" được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1989. Hệ thống ống nghe dưới nước tinh vi trị giá hàng tỷ đôla của hải quân Mỹ, vốn được thiết kế để theo dõi tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô đã ghi được âm thanh của con cá voi trên.Các nhà khoa học đo được tần số âm đặc biệt 52 Hz từ những tiếng gọi bạn tình tuyệt vọng của chú cá voi. Người ta chỉ thu được một mình âm thanh của con cá voi này mà không có con cá voi nào khác có thể chia sẻ hay nhận ra được.Bởi lẽ, hầu hết loài cá voi xanh đều phát ra âm thanh ở tần số 10 - 40 Hz. Chính vì vậy, con cá voi này không nhận được bất cứ lời hồi đáp nào sau khi phát ra tiếng gọi bạn tình.Các chuyên gia suy đoán con cá voi trên có thể sở hữu một hình thể biến dạng trong khi một số khác suy đoán sinh vật có vú khổng lồ này là “con lai” giữa cá voi xanh và một loài khác.
1. Bloop. Trong suốt gần 20 năm qua, Bloop - âm thanh bí ẩn dưới đáy đại dương đánh đố nhân loại. Cụ thể, năm 1997, Cục quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) phát hiện âm thanh tần số thấp nhưng biên độ cao, gọi là Bloop.
NOAA thu được âm thanh này trong khoảng 1 phút, ở độ sâu khoảng 4,3 km ở vùng biển cách Chile 1.750 km về phía Tây.
Theo các chuyên gia, âm thanh bí ẩn Bloop lớn hơn nhiều so với bất kỳ tiếng ồn nào do động vật dưới biển gây ra. Từ năm 2005 - 2010, NOAA đã tiến hành nghiên cứu âm thanh bí ẩn trên ở Nam Cực - địa điểm gần nơi thu được âm thanh Bloop.
Một số chuyên gia nhận định âm thanh nứt gãy của những tảng băng lớn trên biển hoặc dưới lòng đại dương đã tạo ra âm thanh Bloop bí ẩn đánh đố nhân loại suốt thời gian qua.
2. "Khúc ca" đặc biệt của loài cá trong lòng đại dương. Theo các nhà khoa học ở Australia, nhiều loài cá sống ở đại dương đã cùng nhau "hát đồng ca" lúc bình minh và hoàng hôn.
Trong số đó, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Curtin (Perth, Australia) đã thu được các điệp khúc riêng biệt từ đại dương trong 18 tháng. Họ nhận thấy đa số các âm thanh dưới nước là các màn độc tấu lặp đi lặp lại từ cá.
Thỉnh thoảng, những con cá cùng nhau biểu diễn tạo thành bản hợp xướng.
Các chuyên gia nhận định âm thanh đóng vai trò quan trọng trong một số hành vi của loài cá như tranh chấp lãnh thổ, thức ăn, sinh sản và nuôi dưỡng.
3. "Cá voi cô đơn nhất thế giới" được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1989. Hệ thống ống nghe dưới nước tinh vi trị giá hàng tỷ đôla của hải quân Mỹ, vốn được thiết kế để theo dõi tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô đã ghi được âm thanh của con cá voi trên.
Các nhà khoa học đo được tần số âm đặc biệt 52 Hz từ những tiếng gọi bạn tình tuyệt vọng của chú cá voi. Người ta chỉ thu được một mình âm thanh của con cá voi này mà không có con cá voi nào khác có thể chia sẻ hay nhận ra được.
Bởi lẽ, hầu hết loài cá voi xanh đều phát ra âm thanh ở tần số 10 - 40 Hz. Chính vì vậy, con cá voi này không nhận được bất cứ lời hồi đáp nào sau khi phát ra tiếng gọi bạn tình.
Các chuyên gia suy đoán con cá voi trên có thể sở hữu một hình thể biến dạng trong khi một số khác suy đoán sinh vật có vú khổng lồ này là “con lai” giữa cá voi xanh và một loài khác.