Nằm trong khu Chiyoda của thủ đô Tokyo, Hoàng cung Tokyo là nơi cư trú chính của Nhật hoàng cùng gia quyến trong suốt hai thế kỷ qua. Ảnh: Diandandunia.net.Công trình này được xây dựng trên địa điểm thành Edo xưa, nơi từng là đại bản doanh của chính quyền Mạc phủ Tokugawa - thế lực kiểm soát Nhật Bản từ năm 1603 - 1867. Kể từ năm 1869, Thiên hoàng Minh Trị rời thủ đô từ Kyoto đến Tokyo và chọn nơi đây làm Hoàng cung. Ảnh: Andi.flowrider.ch.Hoàng cung Tokyo từng bị phá hủy nặng nề vào Chiến tranh thế giới II, nhưng sau đó đã được xây dựng lại tráng lệ như xưa. Ảnh: Countryexplorers.club.Ngày nay, Hoàng cung là một quần thể kiến trúc gồm các cung điện, khu vườn và nhiều công trình khác có tổng diện tích 7,41 km vuông, được chia thành các khu vực khác nhau bằng hào nước và bức tường đá. Ảnh: Japan Guide.Vườn phía Đông của Hoàng cung nổi tiếng với những khu vườn Nhật Bản được cắt tỉa đẹp mắt nằm bên hồ nước thanh bình. Nơi này được mở cửa từ thư 2 đến thứ 6 để tiếp đón các du khách. Ảnh: Singlerockworld.blogspot.com.Phía Bắc của Hoàng cung là công viên Kitanomaru và nhà thi đấu Nippon Budokan - nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa tầm cỡ quốc tế của Tokyo. Ảnh: Tokyo 2020.Trong Hoàng cung còn có Bảo tàng Sưu tập Hoàng cung, nơi trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tranh vẽ và thư pháp đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoàng tộc. Ảnh: Japan National Tourism Organization.Địa điểm nổi tiếng nhất trong Hoàng cung là cây cầu Nijubashi. Cây cầu cùng cung điện Fushimi gần đó tạo nên một hình ảnh mang tính biểu tượng cho Hoàng cung Tokyo. Ảnh: Japan This.Ngoài ra, các di tích của thành cổ Edo cũng là địa điểm tham quan đáng chú ý trong Hoàng cung. Ảnh: The World Is A Book.Khu vực nội cung không mở cửa tiếp đón du khách. Tuy nhiên trong hai ngày 23/12 (sinh nhật của Nhật hoàng Akihito) và 2/1 (đầu năm mới) hàng năm, du khách sẽ được vào khu vực này để nhìn các thành viên Hoàng gia vẫy tay chào từ các ban công. Ảnh: Xuite.net.Toàn cảnh Hoàng cung Tokyo nhìn từ trên cao. Ảnh:Pinterest.com.
Nằm trong khu Chiyoda của thủ đô Tokyo, Hoàng cung Tokyo là nơi cư trú chính của Nhật hoàng cùng gia quyến trong suốt hai thế kỷ qua. Ảnh: Diandandunia.net.
Công trình này được xây dựng trên địa điểm thành Edo xưa, nơi từng là đại bản doanh của chính quyền Mạc phủ Tokugawa - thế lực kiểm soát Nhật Bản từ năm 1603 - 1867. Kể từ năm 1869, Thiên hoàng Minh Trị rời thủ đô từ Kyoto đến Tokyo và chọn nơi đây làm Hoàng cung. Ảnh: Andi.flowrider.ch.
Hoàng cung Tokyo từng bị phá hủy nặng nề vào Chiến tranh thế giới II, nhưng sau đó đã được xây dựng lại tráng lệ như xưa. Ảnh: Countryexplorers.club.
Ngày nay, Hoàng cung là một quần thể kiến trúc gồm các cung điện, khu vườn và nhiều công trình khác có tổng diện tích 7,41 km vuông, được chia thành các khu vực khác nhau bằng hào nước và bức tường đá. Ảnh: Japan Guide.
Vườn phía Đông của Hoàng cung nổi tiếng với những khu vườn Nhật Bản được cắt tỉa đẹp mắt nằm bên hồ nước thanh bình. Nơi này được mở cửa từ thư 2 đến thứ 6 để tiếp đón các du khách. Ảnh: Singlerockworld.blogspot.com.
Phía Bắc của Hoàng cung là công viên Kitanomaru và nhà thi đấu Nippon Budokan - nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa tầm cỡ quốc tế của Tokyo. Ảnh: Tokyo 2020.
Trong Hoàng cung còn có Bảo tàng Sưu tập Hoàng cung, nơi trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tranh vẽ và thư pháp đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoàng tộc. Ảnh: Japan National Tourism Organization.
Địa điểm nổi tiếng nhất trong Hoàng cung là cây cầu Nijubashi. Cây cầu cùng cung điện Fushimi gần đó tạo nên một hình ảnh mang tính biểu tượng cho Hoàng cung Tokyo. Ảnh: Japan This.
Ngoài ra, các di tích của thành cổ Edo cũng là địa điểm tham quan đáng chú ý trong Hoàng cung. Ảnh: The World Is A Book.
Khu vực nội cung không mở cửa tiếp đón du khách. Tuy nhiên trong hai ngày 23/12 (sinh nhật của Nhật hoàng Akihito) và 2/1 (đầu năm mới) hàng năm, du khách sẽ được vào khu vực này để nhìn các thành viên Hoàng gia vẫy tay chào từ các ban công. Ảnh: Xuite.net.
Toàn cảnh Hoàng cung Tokyo nhìn từ trên cao. Ảnh:Pinterest.com.