Nằm bên bờ sông Neva ở khu trung tâm lịch sử thành phố Saint Peterburg, Liên bang Nga, Bảo tàng Hermitage là một năm viện bảo tàng lớn nhất thế giới hiện tại. Ảnh: Pixabay.Lịch sử của bảo tàng bắt đầu vào thời của nữ hoàng Ekaterina II (1729-1796), khi người phụ nữ trị vì nước Nga dành hẳn một tòa cung điện điện để tạo không gian lưu giữ bộ sưu tập cá nhân của mình. Cung điện được đặt tên là Hermitage, dựa trên từ “biệt điện hiu quạnh” trong tiếng Pháp. Ảnh: Wikimedia Commons.Năm 1852, người ta tổ chức lại bộ sưu tập của nữ hoàng Nga lại và mở cửa cho công chúng vào tham quan tại Cung hoàng gia Hermitage - tên gọi thuở sơ khai của Bảo tàng Hermitage. Ảnh: Wikimedia Commons.Hiện nay Bảo tàng Hermitage sở hữu bộ sưu tập đồ sộ gồm khoảng ba triệu tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật lịch sử khác. Trong đó, hơn 60.000 hiện vật được trưng bày thường xuyên trong gần 1000 căn phòng. Ảnh: Wikimedia Commons.Loại hình hiện vật ở bảo tàng rất đa dạng, gồm tranh vẽ, tượng điêu khắc, đồ trang sức, các sản phẩm mỹ nghệ, hiện vật khảo cổ học, sưu tập tiền v..v. Ảnh: Elle.ru.Niên đại của các hiện vật trải dài từ các nền văn minh Ai Cập, Hy Lạp, La Mã cổ đại cho đến châu Âu thế kỷ 17-20. Ảnh: RVCH Photography.Nhiều hiện vật của Bảo tàng Hermitage là kiệt tác tầm cỡ thế giới. Đầu tiên, có thể kể đến tác phẩm của những bậc thầy nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng như Leonardo da Vinci, Rafael, Giorgio, Tiziano... Ảnh: Paperpaper.ru.Một gian riêng trong bảo tàng được dành cho bậc thầy nổi tiếng vẽ chân dung là danh họa người Hà Lan Rembrandt (1606-1669). Tác phẩm nổi bật của ông là bức tranh “Danae”, một trong những hiện vật giá trị nhất của Hermitage. Ảnh: Wikimedia Commons.Những viên ngọc hội họa khác có mặt tại bảo tàng là gương mặt cận - hiện đại, gồm nhiều bậc thầy chủ nghĩa ấn tượng Pháp như Monet, Renoir, Degas và một số tên tuổi lừng lẫy khác. Ảnh: Tutt'Art.Một góc đặc biệt của Hermitage là bộ sưu tập tranh các anh hùng năm 1812. Đây là căn phòng quy tụ 322 bức chân dung của các tướng lĩnh người Nga đã tham gia Chiến tranh Vệ quốc chống lại quân đội Napoléon, được họa sĩ Anh George Dawe và các trợ lý thực hiện. Ảnh: Yandex.ru.Bên cạnh tác phẩm nghệ thuật, bảo tàng còn có một số hiện vật mang giá trị khoa học đặc biệt. Tiêu biểu là chiếc đồng hồ Chim công, do doanh nhân James Cox chế tạo vào nửa sau thế kỷ 18. Chiếc đồng hồ này được coi điều kỳ diệu về kỹ thuật tại thời điểm nó ra đời. Ảnh: Hermitagemuseum.org.Nhờ kiến trúc tuyệt đẹp và những bộ sưu tập đặc sắc, Bảo tàng Hermitage luôn giành thứ hạng cao nhất trong bảng xếp bậc uy tín du lịch. Với khoảng 2.500 nhân viên, mỗi năm bảo tàng đón khoảng 3 triệu lượt khách viếng thăm. Ảnh: Penolet.ru.Một điều thú vị khi tham quan Bảo tàng Hermitage là du khách có thế bắt gặp những chú mèo ở mọi nơi. Đây là những "nhân viên" đặc biệt - với số lượng lên tới khoảng 50 - giúp bảo vệ các hiện vật và trang thiết bị của bảo tàng khổng lồ không bị chuột phá phách. Ảnh: Daily Telegraph.Vào năm 1990, tòa nhà Bảo tàng Hermitage cùng trung tâm lịch sử Saint Peterburg đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Diuim.ru.Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga/VTV TSTC.
Nằm bên bờ sông Neva ở khu trung tâm lịch sử thành phố Saint Peterburg, Liên bang Nga, Bảo tàng Hermitage là một năm viện bảo tàng lớn nhất thế giới hiện tại. Ảnh: Pixabay.
Lịch sử của bảo tàng bắt đầu vào thời của nữ hoàng Ekaterina II (1729-1796), khi người phụ nữ trị vì nước Nga dành hẳn một tòa cung điện điện để tạo không gian lưu giữ bộ sưu tập cá nhân của mình. Cung điện được đặt tên là Hermitage, dựa trên từ “biệt điện hiu quạnh” trong tiếng Pháp. Ảnh: Wikimedia Commons.
Năm 1852, người ta tổ chức lại bộ sưu tập của nữ hoàng Nga lại và mở cửa cho công chúng vào tham quan tại Cung hoàng gia Hermitage - tên gọi thuở sơ khai của Bảo tàng Hermitage. Ảnh: Wikimedia Commons.
Hiện nay Bảo tàng Hermitage sở hữu bộ sưu tập đồ sộ gồm khoảng ba triệu tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật lịch sử khác. Trong đó, hơn 60.000 hiện vật được trưng bày thường xuyên trong gần 1000 căn phòng. Ảnh: Wikimedia Commons.
Loại hình hiện vật ở bảo tàng rất đa dạng, gồm tranh vẽ, tượng điêu khắc, đồ trang sức, các sản phẩm mỹ nghệ, hiện vật khảo cổ học, sưu tập tiền v..v. Ảnh: Elle.ru.
Niên đại của các hiện vật trải dài từ các nền văn minh Ai Cập, Hy Lạp, La Mã cổ đại cho đến châu Âu thế kỷ 17-20. Ảnh: RVCH Photography.
Nhiều hiện vật của Bảo tàng Hermitage là kiệt tác tầm cỡ thế giới. Đầu tiên, có thể kể đến tác phẩm của những bậc thầy nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng như Leonardo da Vinci, Rafael, Giorgio, Tiziano... Ảnh: Paperpaper.ru.
Một gian riêng trong bảo tàng được dành cho bậc thầy nổi tiếng vẽ chân dung là danh họa người Hà Lan Rembrandt (1606-1669). Tác phẩm nổi bật của ông là bức tranh “Danae”, một trong những hiện vật giá trị nhất của Hermitage. Ảnh: Wikimedia Commons.
Những viên ngọc hội họa khác có mặt tại bảo tàng là gương mặt cận - hiện đại, gồm nhiều bậc thầy chủ nghĩa ấn tượng Pháp như Monet, Renoir, Degas và một số tên tuổi lừng lẫy khác. Ảnh: Tutt'Art.
Một góc đặc biệt của Hermitage là bộ sưu tập tranh các anh hùng năm 1812. Đây là căn phòng quy tụ 322 bức chân dung của các tướng lĩnh người Nga đã tham gia Chiến tranh Vệ quốc chống lại quân đội Napoléon, được họa sĩ Anh George Dawe và các trợ lý thực hiện. Ảnh: Yandex.ru.
Bên cạnh tác phẩm nghệ thuật, bảo tàng còn có một số hiện vật mang giá trị khoa học đặc biệt. Tiêu biểu là chiếc đồng hồ Chim công, do doanh nhân James Cox chế tạo vào nửa sau thế kỷ 18. Chiếc đồng hồ này được coi điều kỳ diệu về kỹ thuật tại thời điểm nó ra đời. Ảnh: Hermitagemuseum.org.
Nhờ kiến trúc tuyệt đẹp và những bộ sưu tập đặc sắc, Bảo tàng Hermitage luôn giành thứ hạng cao nhất trong bảng xếp bậc uy tín du lịch. Với khoảng 2.500 nhân viên, mỗi năm bảo tàng đón khoảng 3 triệu lượt khách viếng thăm. Ảnh: Penolet.ru.
Một điều thú vị khi tham quan Bảo tàng Hermitage là du khách có thế bắt gặp những chú mèo ở mọi nơi. Đây là những "nhân viên" đặc biệt - với số lượng lên tới khoảng 50 - giúp bảo vệ các hiện vật và trang thiết bị của bảo tàng khổng lồ không bị chuột phá phách. Ảnh: Daily Telegraph.
Vào năm 1990, tòa nhà Bảo tàng Hermitage cùng trung tâm lịch sử Saint Peterburg đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Diuim.ru.
Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga/VTV TSTC.