1. Nằm ở phường Phú Hậu, thành phố Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có lịch sử hình thành từ năm 1923, là một trong những bảo tàng lâu đời nhất Việt Nam. Tòa nhà chính của Bảo tàng là điện Long An, một trong những cung điện đẹp nhất của nhà Nguyễn.Có từ năm 1845, Tòa điện này được xây kiểu “trùng thiềm điệp ốc” như nhiều cung điện khác ở Huế, gồm hai tòa nhà song song, nhà trước 7 gian, nhà sau 5 gian. Mặt ngoài điện lắp các khung cửa kính. Công trình đặt trên nền cao, vỉa ốp đá thanh.Hiện tại, không gian cổ xưa của Bảo tàng là nơi khoảng 700 hiện vật được trưng bày thường xuyên. Ngoài ra còn hàng nghìn hiện vật khác nằm trong kho lưu trữ. Đây là bộ sưu tập cổ vật nhà Nguyễn có quy mô lớn bậc nhất Việt Nam.Các hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế phản ánh đời sống vật chất, lễ nghi chính trị và tư tưởng của tầng lớp quý tộc, vua quan nhà Nguyễn, thể hiện qua các trang phục cung đình, đồ sứ ngự dụng, đồ tự khí, đồ gỗ trang trí nội thất, các vật dụng dùng trong sinh hoạt và nghi lễ.2. Nằm trong khuôn viên Viện Sinh học Tây Nguyên, Bảo tàng Sinh học là một điểm đến hấp dẫn dành cho du khách ở Đà Lạt. Ấn tượng đầu tiên về Bảo tàng này chính là kiến trúc châu Âu bề thế, uy nghiêm với các bức tường ốp đá, trên đỉnh khối nhà chính có cây thánh giá rất lớn.Kiến trúc đặc thù của Bảo tàng Sinh học gắn liền với lịch sử của tòa nhà nhà. Theo đó, công trình được xây dựng từ năm 1950, ban đầu là giảng đường của một tu viện Công giáo. Sau khi người Pháp rời khỏi Việt Nam, tòa nhà mới được chuyển đổi công năng thành cơ sở khoa học
.Ngày nay Bảo tàng Sinh học có 7 phòng trưng bày và 6 phòng lưu trữ. Nơi đây sở hữu hàng nghìn mẫu vật có ý nghĩa khoa học và kinh tế phổ biến tại khu vực Tây Nguyên, góp phần phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu cũng như ngành du lịch của địa phương.Bộ sưu tập mẫu vật của Bảo tàng được sắp xếp theo trình tự tiến hóa, đem lại cái nhìn tổng thể về sự phát triển và tính đa dạng của thế giới động thực vật. Phía sau những mẫu vật này là thông thiệp: “Hãy thân thiện hơn với thiên nhiên, để thiên nhiên mãi là bạn đồng hành của con người”.3. Tọa lạc ở phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá, Kiên Giang, Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang không chỉ là nơi trưng bày hiện vật mà còn là một công trình kiến trúc có giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt. Đây là dinh thự cổ đẹp bậc của nhất địa phương còn được lưu giữ cho đến ngày nay.Tòa dinh thự được ông Trần Nhuệ - một địa chủ lớn trong vùng - khởi công xây dựng từ năm 1911-1920 với diện tích khoảng 2.000m2. Công trình có kiến trúc “nửa Tây nửa Ta” độc đáo, với mặt ngoài mang phong cách Tây phương, bên trong là các kết cấu gỗ đậm chất Việt.Hiện tại, Bảo tàng trưng bày 6 chuyên đề, gồm: Kiên Giang - vùng đất, con người; Văn hóa Óc Eo; Họ Mạc với công cuộc khai phá trấn Hà Tiên; Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; Quân và dân Kiên Giang qua hai cuộc kháng chiến và các hiện vật được trục vớt tại vùng biển Kiên Giang.Qua các hiện vật, tư liệu được trưng bày ở Bảo tàng, du khách sẽ được cung cấp một cái nhìn trực quan và sinh động về bức tranh văn hóa - lịch sử của vùng đất có vị trí trọng yếu ở miền biên cương Tây - Nam của Tổ quốc.Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.
1. Nằm ở phường Phú Hậu, thành phố Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có lịch sử hình thành từ năm 1923, là một trong những bảo tàng lâu đời nhất Việt Nam. Tòa nhà chính của Bảo tàng là điện Long An, một trong những cung điện đẹp nhất của nhà Nguyễn.
Có từ năm 1845, Tòa điện này được xây kiểu “trùng thiềm điệp ốc” như nhiều cung điện khác ở Huế, gồm hai tòa nhà song song, nhà trước 7 gian, nhà sau 5 gian. Mặt ngoài điện lắp các khung cửa kính. Công trình đặt trên nền cao, vỉa ốp đá thanh.
Hiện tại, không gian cổ xưa của Bảo tàng là nơi khoảng 700 hiện vật được trưng bày thường xuyên. Ngoài ra còn hàng nghìn hiện vật khác nằm trong kho lưu trữ. Đây là bộ sưu tập cổ vật nhà Nguyễn có quy mô lớn bậc nhất Việt Nam.
Các hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế phản ánh đời sống vật chất, lễ nghi chính trị và tư tưởng của tầng lớp quý tộc, vua quan nhà Nguyễn, thể hiện qua các trang phục cung đình, đồ sứ ngự dụng, đồ tự khí, đồ gỗ trang trí nội thất, các vật dụng dùng trong sinh hoạt và nghi lễ.
2. Nằm trong khuôn viên Viện Sinh học Tây Nguyên, Bảo tàng Sinh học là một điểm đến hấp dẫn dành cho du khách ở Đà Lạt. Ấn tượng đầu tiên về Bảo tàng này chính là kiến trúc châu Âu bề thế, uy nghiêm với các bức tường ốp đá, trên đỉnh khối nhà chính có cây thánh giá rất lớn.
Kiến trúc đặc thù của Bảo tàng Sinh học gắn liền với lịch sử của tòa nhà nhà. Theo đó, công trình được xây dựng từ năm 1950, ban đầu là giảng đường của một tu viện Công giáo. Sau khi người Pháp rời khỏi Việt Nam, tòa nhà mới được chuyển đổi công năng thành cơ sở khoa học
.
Ngày nay Bảo tàng Sinh học có 7 phòng trưng bày và 6 phòng lưu trữ. Nơi đây sở hữu hàng nghìn mẫu vật có ý nghĩa khoa học và kinh tế phổ biến tại khu vực Tây Nguyên, góp phần phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu cũng như ngành du lịch của địa phương.
Bộ sưu tập mẫu vật của Bảo tàng được sắp xếp theo trình tự tiến hóa, đem lại cái nhìn tổng thể về sự phát triển và tính đa dạng của thế giới động thực vật. Phía sau những mẫu vật này là thông thiệp: “Hãy thân thiện hơn với thiên nhiên, để thiên nhiên mãi là bạn đồng hành của con người”.
3. Tọa lạc ở phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá, Kiên Giang, Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang không chỉ là nơi trưng bày hiện vật mà còn là một công trình kiến trúc có giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt. Đây là dinh thự cổ đẹp bậc của nhất địa phương còn được lưu giữ cho đến ngày nay.
Tòa dinh thự được ông Trần Nhuệ - một địa chủ lớn trong vùng - khởi công xây dựng từ năm 1911-1920 với diện tích khoảng 2.000m2. Công trình có kiến trúc “nửa Tây nửa Ta” độc đáo, với mặt ngoài mang phong cách Tây phương, bên trong là các kết cấu gỗ đậm chất Việt.
Hiện tại, Bảo tàng trưng bày 6 chuyên đề, gồm: Kiên Giang - vùng đất, con người; Văn hóa Óc Eo; Họ Mạc với công cuộc khai phá trấn Hà Tiên; Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; Quân và dân Kiên Giang qua hai cuộc kháng chiến và các hiện vật được trục vớt tại vùng biển Kiên Giang.
Qua các hiện vật, tư liệu được trưng bày ở Bảo tàng, du khách sẽ được cung cấp một cái nhìn trực quan và sinh động về bức tranh văn hóa - lịch sử của vùng đất có vị trí trọng yếu ở miền biên cương Tây - Nam của Tổ quốc.
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.