Dưới chân núi Bình An Sơn, gần lối lên chùa Báo Quốc ở phường Phường Đúc, thành phố Huế có giếng Hàm Long, một giếng cổ đặc biệt gắn với huyền tích lịch sử về triều Nguyễn.Theo truyền thuyết, khi nhà chúa Nguyễn từ miền Bắc vào xứ Thuận Hóa (Huế) lập nghiệp thì nhiều đêm liên tiếp có một con rồng gây ra mưa gió quấy nhiễu. Chúa bèn sai thầy địa lý xem phong thủy thì thấy trước mặt Kinh thành có một dãy núi thiêng với nhiều long mạch.Để chế ngự con rồng này cần phải mời bậc cao nhân về yểm long mạch. Sau khi mời các thầy về yểm tại nhiều điểm, quả nhiên sau đó không còn rồng quấy phá vua nữa. Từ đó, dãy núi đó được đặt tên là Bình An Sơn.Một giai thoại khác thì kể rằng, giếng Hàm Long gắn liền với chùa Báo Quốc do thiền sư Giác Phong dựng lên vào cuối thế kỷ 17. Khi đến lập chùa, thiền sư đào một cái giếng để lấy nước nằm dưới chân núi.Mới đào ba lát đất, từ dưới giếng có mạch nước trong vắt phun ra liên tục như miệng con rồng. Nước trong vắt, ngon ngọt, mát lạnh, dùng để rửa mặt và uống có cảm giác khoan khoái tràn đầy sinh lực. Từ đó, giếng được đặt tên là Hàm Long...Theo lời người dân địa phương, giếng hàm long quanh năm không bao giờ cạn dù là giữa mùa khô hạn. Nước giếng bốn mùa đều trong xanh, mùa đông ấm áp, mùa hè thì mát lạnh sảng khoái.Đặc biệt, nước giếng có vị ngon không giếng nào sánh bằng.Do tiếng lành đồn xa, từ thời chúa Nguyễn Phúc Thuần, người gánh nước từ giếng càng ngày càng nhiều, không chỉ ở khu vực lân cận mà người dân ở tận Thủy Phương, Thủy Biều cũng đến.Đến thời vua Gia Long, nước giếng Hàm Long được dùng để tiến vua pha trà hoặc nấu chè sen nên người dân không còn được tiếp cận nguồn nước nữa.Cuốn "Đại Nam nhất thống chí" có ghi chép lại: "Buổi đầu khai quốc, các quan triều đình thường lấy nước giếng này để vua dùng nên lại có tên là giếng cấm".Để nói về chất lượng của nước giếng, người xứ Huế đã truyền nhau câu ca dao: "Chùa Hàm Long thơm trong giếng cấm/ Diêm tiêu nào ngăn được nước trong".Do quan niệm từ xa xưa, ngày nay người dân ở Huế không lấy nước giếng Hàm Long để sử dụng.Thành giếng và nền sân quanh giếng đã được xây lại kiên cố bằng bê tông, có bài trí mô típ rồng của kiến trúc cung đình Huế.Ở phía trước giếng, một bia đá giới thiệu lịch sử giếng Hàm Long và miếu thờ nhỏ đã được dựng để phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm bái của khách thập phương.Vào những ngáy lễ, Tết, người dân xứ Huế đến thắp hương tại chùa Báo Quốc thường ghé qua giếng Hàm Long để cầu may mắn, sức khỏe, bình an cho gia đình.Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.
Dưới chân núi Bình An Sơn, gần lối lên chùa Báo Quốc ở phường Phường Đúc, thành phố Huế có giếng Hàm Long, một giếng cổ đặc biệt gắn với huyền tích lịch sử về triều Nguyễn.
Theo truyền thuyết, khi nhà chúa Nguyễn từ miền Bắc vào xứ Thuận Hóa (Huế) lập nghiệp thì nhiều đêm liên tiếp có một con rồng gây ra mưa gió quấy nhiễu. Chúa bèn sai thầy địa lý xem phong thủy thì thấy trước mặt Kinh thành có một dãy núi thiêng với nhiều long mạch.
Để chế ngự con rồng này cần phải mời bậc cao nhân về yểm long mạch. Sau khi mời các thầy về yểm tại nhiều điểm, quả nhiên sau đó không còn rồng quấy phá vua nữa. Từ đó, dãy núi đó được đặt tên là Bình An Sơn.
Một giai thoại khác thì kể rằng, giếng Hàm Long gắn liền với chùa Báo Quốc do thiền sư Giác Phong dựng lên vào cuối thế kỷ 17. Khi đến lập chùa, thiền sư đào một cái giếng để lấy nước nằm dưới chân núi.
Mới đào ba lát đất, từ dưới giếng có mạch nước trong vắt phun ra liên tục như miệng con rồng. Nước trong vắt, ngon ngọt, mát lạnh, dùng để rửa mặt và uống có cảm giác khoan khoái tràn đầy sinh lực. Từ đó, giếng được đặt tên là Hàm Long...
Theo lời người dân địa phương, giếng hàm long quanh năm không bao giờ cạn dù là giữa mùa khô hạn. Nước giếng bốn mùa đều trong xanh, mùa đông ấm áp, mùa hè thì mát lạnh sảng khoái.
Đặc biệt, nước giếng có vị ngon không giếng nào sánh bằng.
Do tiếng lành đồn xa, từ thời chúa Nguyễn Phúc Thuần, người gánh nước từ giếng càng ngày càng nhiều, không chỉ ở khu vực lân cận mà người dân ở tận Thủy Phương, Thủy Biều cũng đến.
Đến thời vua Gia Long, nước giếng Hàm Long được dùng để tiến vua pha trà hoặc nấu chè sen nên người dân không còn được tiếp cận nguồn nước nữa.
Cuốn "Đại Nam nhất thống chí" có ghi chép lại: "Buổi đầu khai quốc, các quan triều đình thường lấy nước giếng này để vua dùng nên lại có tên là giếng cấm".
Để nói về chất lượng của nước giếng, người xứ Huế đã truyền nhau câu ca dao: "Chùa Hàm Long thơm trong giếng cấm/ Diêm tiêu nào ngăn được nước trong".
Do quan niệm từ xa xưa, ngày nay người dân ở Huế không lấy nước giếng Hàm Long để sử dụng.
Thành giếng và nền sân quanh giếng đã được xây lại kiên cố bằng bê tông, có bài trí mô típ rồng của kiến trúc cung đình Huế.
Ở phía trước giếng, một bia đá giới thiệu lịch sử giếng Hàm Long và miếu thờ nhỏ đã được dựng để phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm bái của khách thập phương.
Vào những ngáy lễ, Tết, người dân xứ Huế đến thắp hương tại chùa Báo Quốc thường ghé qua giếng Hàm Long để cầu may mắn, sức khỏe, bình an cho gia đình.
Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.