Đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn có rất nhiều di tích lịch sử giá trị. Trong số đó, không thể không nhắc đến một chiếc giếng cổ, được gọi là giếng Xóm Cấm.Giếng mang đặc trưng của giếng Chăm cổ với kiểu hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng nguyên bản hình vuông, ở mỗi góc có một trụ vuông. Trải qua quá trình sử dụng hàng trăm năm, người dân nơi đây đã cải tạo lại nền giếng nên đã phần nào làm biến đổi cấu trúc công trình.Giếng Xóm Cấm là nguồn cung cấp nước ngọt dồi dào cho Cù Lao Chàm. Điểm đặc biệt là nước của giếng này không bao giờ cạn, cho dù là vào mùa khô kiệt nhất. Đây cũng là giếng nước ngọt duy nhất trên đảo. Người dân đã thử đào giếng ở những điểm khác nhưng không thể tìm thấy mạch nước.Theo kinh nghiệm của người địa phương, nước giếng Xóm Cấm cực kỳ hiệu nghiệm để chữa say sóng. Người nào đi từ đất liền ra Cù Lao Chàm bị say sóng thì lấy nước giếng Xóm Cấm nấu với một loại lá rừng uống vào là hết say sóng.Giếng Xó La, còn gọi là giếng Vua, giếng Gia Long, là một giếng cổ nổi tiếng nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. Từ lâu nay, giếng đã được ví như một bầu sữa quý giá nuôi dưỡng sự sống của con người giữa trùng khơi.Thân giếng được xây bằng những viên đá cuội to xếp chồng lên nhau, miệng giếng làm bằng xi măng với đường khoảng hơn 1m. Điều đặc biệt là giếng chỉ nằm cách mặt nước biển chừng chục mét nhưng không bao giờ bị nhiễm mặn. Nước giếng đầy quanh năm, kể cả trong mùa nắng hạn.Theo truyền thuyết về nguồn gốc của giếng, vua Gia Long - Nguyễn Ánh đã được thần linh mách bảo vị trí đào giếng khi chạy nạn ra đảo Lý Sơn trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng chủ nhân đầu tiên của giếng Xó La có thể là cộng đồng người Chăm.Từ hàng thế kỷ qua, cứ vào mùa nắng hạn, khi tất cả các giếng nước trên đảo hoặc bị cạn kiệt nguồn nước hoặc bị nhiễm mặn thì giếng Xó La vẫn dồi dào nguồn nước. Ngày nay, các hộ dân ở đảo Lý Sơn vẫn đến giếng Xó La để lấy nước sinh hoạt mỗi ngày.Nằm trên bãi Ngự thuộc thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, giếng Tiên còn gọi là giếng Ngự hoặc giếng Gia Long là một giếng cổ gắn với giai thoại lịch sử đầy huyền bí của vua Gia Long - Nguyễn Ánh.Tương truyền, trong một lần chạy ra Phú Quốc để trốn quân Tây Sơn, quẫn bách vì không có nước ngọt cho quân sĩ, Nguyễn Ánh than trời rồi đâm kiếm vào lòng đất. Từ vết đâm, một dòng nước ngọt đã tuôn trào... Ngày nay Giếng Tiên chỉ cách mép nước biển vài mét, luôn đầy nước ngọt.Bên cạnh giếng nước kỳ lạ, khu vực này còn lưu giữ nhiều dấu tích khác không kém phần huyền bí, như một vết lõm giống hình bàn chân trên đá, được cho là dấu chân chúa Nguyễn Ánh, hay một tảng đá có hình dáng như chiếc ghế quay lưng ra biển, được người dân gọi là ngai vua.Giếng Tiên không chỉ hấp dẫn nhờ các giai thoại lịch sử, mà còn nhờ cảnh quan hoang sơ tuyệt đẹp với bãi biển cát trắng, nước trong vắt và những bãi đá có hình thù lạ mắt...
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn có rất nhiều di tích lịch sử giá trị. Trong số đó, không thể không nhắc đến một chiếc giếng cổ, được gọi là giếng Xóm Cấm.
Giếng mang đặc trưng của giếng Chăm cổ với kiểu hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng nguyên bản hình vuông, ở mỗi góc có một trụ vuông. Trải qua quá trình sử dụng hàng trăm năm, người dân nơi đây đã cải tạo lại nền giếng nên đã phần nào làm biến đổi cấu trúc công trình.
Giếng Xóm Cấm là nguồn cung cấp nước ngọt dồi dào cho Cù Lao Chàm. Điểm đặc biệt là nước của giếng này không bao giờ cạn, cho dù là vào mùa khô kiệt nhất. Đây cũng là giếng nước ngọt duy nhất trên đảo. Người dân đã thử đào giếng ở những điểm khác nhưng không thể tìm thấy mạch nước.
Theo kinh nghiệm của người địa phương, nước giếng Xóm Cấm cực kỳ hiệu nghiệm để chữa say sóng. Người nào đi từ đất liền ra Cù Lao Chàm bị say sóng thì lấy nước giếng Xóm Cấm nấu với một loại lá rừng uống vào là hết say sóng.
Giếng Xó La, còn gọi là giếng Vua, giếng Gia Long, là một giếng cổ nổi tiếng nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. Từ lâu nay, giếng đã được ví như một bầu sữa quý giá nuôi dưỡng sự sống của con người giữa trùng khơi.
Thân giếng được xây bằng những viên đá cuội to xếp chồng lên nhau, miệng giếng làm bằng xi măng với đường khoảng hơn 1m. Điều đặc biệt là giếng chỉ nằm cách mặt nước biển chừng chục mét nhưng không bao giờ bị nhiễm mặn. Nước giếng đầy quanh năm, kể cả trong mùa nắng hạn.
Theo truyền thuyết về nguồn gốc của giếng, vua Gia Long - Nguyễn Ánh đã được thần linh mách bảo vị trí đào giếng khi chạy nạn ra đảo Lý Sơn trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng chủ nhân đầu tiên của giếng Xó La có thể là cộng đồng người Chăm.
Từ hàng thế kỷ qua, cứ vào mùa nắng hạn, khi tất cả các giếng nước trên đảo hoặc bị cạn kiệt nguồn nước hoặc bị nhiễm mặn thì giếng Xó La vẫn dồi dào nguồn nước. Ngày nay, các hộ dân ở đảo Lý Sơn vẫn đến giếng Xó La để lấy nước sinh hoạt mỗi ngày.
Nằm trên bãi Ngự thuộc thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, giếng Tiên còn gọi là giếng Ngự hoặc giếng Gia Long là một giếng cổ gắn với giai thoại lịch sử đầy huyền bí của vua Gia Long - Nguyễn Ánh.
Tương truyền, trong một lần chạy ra Phú Quốc để trốn quân Tây Sơn, quẫn bách vì không có nước ngọt cho quân sĩ, Nguyễn Ánh than trời rồi đâm kiếm vào lòng đất. Từ vết đâm, một dòng nước ngọt đã tuôn trào... Ngày nay Giếng Tiên chỉ cách mép nước biển vài mét, luôn đầy nước ngọt.
Bên cạnh giếng nước kỳ lạ, khu vực này còn lưu giữ nhiều dấu tích khác không kém phần huyền bí, như một vết lõm giống hình bàn chân trên đá, được cho là dấu chân chúa Nguyễn Ánh, hay một tảng đá có hình dáng như chiếc ghế quay lưng ra biển, được người dân gọi là ngai vua.
Giếng Tiên không chỉ hấp dẫn nhờ các giai thoại lịch sử, mà còn nhờ cảnh quan hoang sơ tuyệt đẹp với bãi biển cát trắng, nước trong vắt và những bãi đá có hình thù lạ mắt...
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.