Nằm ở phường Minh An, thành phố Hội An, giếng cổ Bá Lễ là một di tích có lịch sử lâu đời bậc nhất của khu đô thị cổ Hội An.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, giếng nước này do người Chăm xưa xây dựng, có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ 9 - 10.Giếng có lòng vuông, sâu khoảng 12m, làm bằng gạch mà không dùng vôi vữa kết lại. Dưới đáy giếng là khung gỗ lim rộng bản.Giếng Bá Lễ được xem như một giá trị văn hoá vật thể phản ánh đời sống sinh hoạt của cộng đồng cư dân Chămpa tại đây từ hơn 1.000 năm trước.Theo các sử liệu, người Chăm xưa đào giếng, ngoài việc phục vụ nhu cầu hàng ngày, họ còn trao đổi nước ngọt với các thuyền, tàu buôn nước ngoài đến cảng thị Hội An.Sau này, khi người Việt định cư ở Hội An, giếng Bá Lễ vẫn là nguồn nước quan trọng trong đời sống ở nơi đây.Sau 1.000 năm tồn tại, nước giếng vẫn rất trong, không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, và đặc biệt là rất "ngon", có thể uống trực tiếp.Qua nhiều thế hệ, nước giếng Bá Lễ vẫn được dùng để chế biến những món ăn đặc trưng của vùng miền Hội An như cao lầu, bánh bao, bánh vạc...Người Hội An tin rằng các món ăn Hội An sẽ không chuẩn vị nếu dùng nước từ nguồn khác để chế biến.Ngày ngày, những người chở nước vẫn đến giếng Bá Lễ để lấy nước và chở đi khắp các ngả đường Hội An.Nhiều du khách trong và ngoài nước cũng đến tham quan giếng và thưởng thức những ngụm nước ngọt lành ở nơi đây.Một số hình ảnh khác về giếng cổ Bá Lễ.
Nằm ở phường Minh An, thành phố Hội An, giếng cổ Bá Lễ là một di tích có lịch sử lâu đời bậc nhất của khu đô thị cổ Hội An.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, giếng nước này do người Chăm xưa xây dựng, có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ 9 - 10.
Giếng có lòng vuông, sâu khoảng 12m, làm bằng gạch mà không dùng vôi vữa kết lại. Dưới đáy giếng là khung gỗ lim rộng bản.
Giếng Bá Lễ được xem như một giá trị văn hoá vật thể phản ánh đời sống sinh hoạt của cộng đồng cư dân Chămpa tại đây từ hơn 1.000 năm trước.
Theo các sử liệu, người Chăm xưa đào giếng, ngoài việc phục vụ nhu cầu hàng ngày, họ còn trao đổi nước ngọt với các thuyền, tàu buôn nước ngoài đến cảng thị Hội An.
Sau này, khi người Việt định cư ở Hội An, giếng Bá Lễ vẫn là nguồn nước quan trọng trong đời sống ở nơi đây.
Sau 1.000 năm tồn tại, nước giếng vẫn rất trong, không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, và đặc biệt là rất "ngon", có thể uống trực tiếp.
Qua nhiều thế hệ, nước giếng Bá Lễ vẫn được dùng để chế biến những món ăn đặc trưng của vùng miền Hội An như cao lầu, bánh bao, bánh vạc...
Người Hội An tin rằng các món ăn Hội An sẽ không chuẩn vị nếu dùng nước từ nguồn khác để chế biến.
Ngày ngày, những người chở nước vẫn đến giếng Bá Lễ để lấy nước và chở đi khắp các ngả đường Hội An.
Nhiều du khách trong và ngoài nước cũng đến tham quan giếng và thưởng thức những ngụm nước ngọt lành ở nơi đây.
Một số hình ảnh khác về giếng cổ Bá Lễ.