Với chiều cao 71m và bờ vai rộng 24m, Lạc Sơn Đại Phật ở Trung Quốc trở thành tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới.Bức tượng Lạc Sơn Đại Phật được tạc trên vách đá Thê Loan, núi Lăng Vân, dãy Nga Mi thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào năm 713.Phải mất 90 năm, pho tượng mới hoàn thành. Theo truyền thuyết, Lạc Sơn Đại Phật nằm ở chỗ hợp lưu giữa ba con sông lớn. Khu vực này nước sông thường chảy siết khiến nhiều tàu bè gặp nạn.Trước tình hình ấy, hòa thượng Hải Thông đã khởi xướng xây dựng bức tượng Phật trên với hy vọng Đức Phật có thể thuần hóa dòng nước chảy dưới chân núi.Sau khi bức tượng được hoàn thành, dòng nước chảy dưới chân núi trở nên hiền hòa hơn và không còn xảy ra các vụ đắm tàu bè.Theo các chuyên gia, trong quá trình tạc pho tượng Lạc Sơn Đại Phật, đá thừa được vứt xuống dòng sông đã làm thay đổi dòng chảy của nước. Nhờ vậy, cuộc sống mưu sinh của người dân tại khu vực này thuận lợi hơn nhiều.Tượng Lạc Sơn Đại Phật tạc trên vách đá Thê Loan có một số điểm khác so với nhiều bức tượng Phật Di Lặc.Cụ thể, thay vì hình ảnh tượng Phật Di Lặc có bụng lớn, tươi cười, tượng Lạc Sơn Đại Phật tạc trên vách đá Thê Loan có gương mặt nghiêm trang. Phần đầu của tượng Lạc Sơn Đại Phật gây chú ý khi có tới 1.021 búi tóc.Vào năm 1996, UNESCO công nhận núi Nga Mi, bao gồm cả khu vực có tượng Lạc Sơn Đại Phật vào danh sách di sản thế giới.Ngày nay, hàng ngàn du khách ghé thăm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bức tượng Lạc Sơn Đại Phật đứng sừng sừng giữa đất trời suốt nhiều thế kỷ.Mời quý độc giả xem video: Chùa nhiều tượng phật nhất miền Tây, chỉ 1 vị sư (nguồn: VTC16)
Với chiều cao 71m và bờ vai rộng 24m, Lạc Sơn Đại Phật ở Trung Quốc trở thành tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới.
Bức tượng Lạc Sơn Đại Phật được tạc trên vách đá Thê Loan, núi Lăng Vân, dãy Nga Mi thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào năm 713.
Phải mất 90 năm, pho tượng mới hoàn thành. Theo truyền thuyết, Lạc Sơn Đại Phật nằm ở chỗ hợp lưu giữa ba con sông lớn. Khu vực này nước sông thường chảy siết khiến nhiều tàu bè gặp nạn.
Trước tình hình ấy, hòa thượng Hải Thông đã khởi xướng xây dựng bức tượng Phật trên với hy vọng Đức Phật có thể thuần hóa dòng nước chảy dưới chân núi.
Sau khi bức tượng được hoàn thành, dòng nước chảy dưới chân núi trở nên hiền hòa hơn và không còn xảy ra các vụ đắm tàu bè.
Theo các chuyên gia, trong quá trình tạc pho tượng Lạc Sơn Đại Phật, đá thừa được vứt xuống dòng sông đã làm thay đổi dòng chảy của nước. Nhờ vậy, cuộc sống mưu sinh của người dân tại khu vực này thuận lợi hơn nhiều.
Tượng Lạc Sơn Đại Phật tạc trên vách đá Thê Loan có một số điểm khác so với nhiều bức tượng Phật Di Lặc.
Cụ thể, thay vì hình ảnh tượng Phật Di Lặc có bụng lớn, tươi cười, tượng Lạc Sơn Đại Phật tạc trên vách đá Thê Loan có gương mặt nghiêm trang. Phần đầu của tượng Lạc Sơn Đại Phật gây chú ý khi có tới 1.021 búi tóc.
Vào năm 1996, UNESCO công nhận núi Nga Mi, bao gồm cả khu vực có tượng Lạc Sơn Đại Phật vào danh sách di sản thế giới.
Ngày nay, hàng ngàn du khách ghé thăm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bức tượng Lạc Sơn Đại Phật đứng sừng sừng giữa đất trời suốt nhiều thế kỷ.
Mời quý độc giả xem video: Chùa nhiều tượng phật nhất miền Tây, chỉ 1 vị sư (nguồn: VTC16)