"Tượng Phật 13.5" là tên gọi của một bức tượng đặc biệt được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng. Đây là bức tượng Phật Chăm Pa lớn nhất được tìm thấy từ trước đến nay.Bức tượng có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 8-9, làm bằng đá sa thạch, được khai quật tại di tích Đồng Dương ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam.Tượng cao khoảng 2m, được tạo hình trong tư thế ngồi thẳng lưng với hai tay đặt trên hai đầu gối.Thân được khoác tấm áo tu hành Uttarasanga, kiểu trang phục đặc trưng của Phật giáo Nam tông. Tà áo được tạo hình với nhiều nếp gấp, kéo dài đến cổ chân.Khuôn mặt tượng vuông vức, cân đối, toát lên vẻ an nhiên, tự tại với đôi mắt nhắm.Hiện tại, bức tượng Phật Chăm Pa này được đặt trên một bệ thờ Phật chạm khắc tinh xảo, cũng có nguồn gốc từ di tích Đồng Dương.Ngược dòng lịch sử, bức tượng được phát hiện trong cuộc khai quật khảo cổ năm 1902 tại Phật viện Đồng Dương - di tích Phật giáo lớn và quan trọng bậc nhất của vương quốc Chăm Pa.Khi đó tượng bị vỡ thành nhiều phần. Phần chân tượng bị vùi lấp dưới đống đổ nát tại vòng thành 3, nơi được coi là hội trường chính của Phật viện. Thân tượng được phát hiện ở tòa tháp trung tâm thuộc vòng thành 1.Tại khu vực tìm thấy thân tượng, các nhà khảo cổ cũng đào được hai đầu tượng có kích thước tương xứng với thân tượng và công việc lắp ghép các bộ phận của tượng Phật đã được thử nghiệm tại hiện trường khảo cổ.Đầu tượng thứ nhất không trùng khớp hoàn toàn với thân tượng, đầu tượng thứ hai lắp ghép trùng khớp hơn. Mặc dù vẫn còn có thể có chiếc đầu khác chưa được tìm thấy, nhưng đầu thứ hai được xem như giả định khả dĩ để hình dung một tượng Phật hoàn chỉnh.Chiếc đầu thứ hai đã được chuyển về Hà Nội trước năm 1936 và hiện bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Đầu tượng đang trưng bày được phục chế gần đây theo phương pháp đổ khuôn từ nguyên bản.Đây là phương pháp trưng bày nhằm có được một bức tượng Đức Phật gồm cả đầu và thân, phỏng theo ý tưởng của nhà khảo cổ Henri Parmentier đầu thế kỷ 20.Qua bức tượng đặc biệt này, hậu thế có thể cảm nhận phần nào nền nghệ thuật Phật giáo của người Chăm cổ giai đoạn vương quốc Chăm Pa còn chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Phật.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
"Tượng Phật 13.5" là tên gọi của một bức tượng đặc biệt được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng. Đây là bức tượng Phật Chăm Pa lớn nhất được tìm thấy từ trước đến nay.
Bức tượng có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 8-9, làm bằng đá sa thạch, được khai quật tại di tích Đồng Dương ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
Tượng cao khoảng 2m, được tạo hình trong tư thế ngồi thẳng lưng với hai tay đặt trên hai đầu gối.
Thân được khoác tấm áo tu hành Uttarasanga, kiểu trang phục đặc trưng của Phật giáo Nam tông. Tà áo được tạo hình với nhiều nếp gấp, kéo dài đến cổ chân.
Khuôn mặt tượng vuông vức, cân đối, toát lên vẻ an nhiên, tự tại với đôi mắt nhắm.
Hiện tại, bức tượng Phật Chăm Pa này được đặt trên một bệ thờ Phật chạm khắc tinh xảo, cũng có nguồn gốc từ di tích Đồng Dương.
Ngược dòng lịch sử, bức tượng được phát hiện trong cuộc khai quật khảo cổ năm 1902 tại Phật viện Đồng Dương - di tích Phật giáo lớn và quan trọng bậc nhất của vương quốc Chăm Pa.
Khi đó tượng bị vỡ thành nhiều phần. Phần chân tượng bị vùi lấp dưới đống đổ nát tại vòng thành 3, nơi được coi là hội trường chính của Phật viện. Thân tượng được phát hiện ở tòa tháp trung tâm thuộc vòng thành 1.
Tại khu vực tìm thấy thân tượng, các nhà khảo cổ cũng đào được hai đầu tượng có kích thước tương xứng với thân tượng và công việc lắp ghép các bộ phận của tượng Phật đã được thử nghiệm tại hiện trường khảo cổ.
Đầu tượng thứ nhất không trùng khớp hoàn toàn với thân tượng, đầu tượng thứ hai lắp ghép trùng khớp hơn. Mặc dù vẫn còn có thể có chiếc đầu khác chưa được tìm thấy, nhưng đầu thứ hai được xem như giả định khả dĩ để hình dung một tượng Phật hoàn chỉnh.
Chiếc đầu thứ hai đã được chuyển về Hà Nội trước năm 1936 và hiện bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Đầu tượng đang trưng bày được phục chế gần đây theo phương pháp đổ khuôn từ nguyên bản.
Đây là phương pháp trưng bày nhằm có được một bức tượng Đức Phật gồm cả đầu và thân, phỏng theo ý tưởng của nhà khảo cổ Henri Parmentier đầu thế kỷ 20.
Qua bức tượng đặc biệt này, hậu thế có thể cảm nhận phần nào nền nghệ thuật Phật giáo của người Chăm cổ giai đoạn vương quốc Chăm Pa còn chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Phật.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.