Nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâu hình thành từ buổi đầu Công Nguyên, được coi là ngôi chùa cổ xưa nhất của Việt Nam.Theo sử sách, vào năm 1313, vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng. Ngôi tháp được nhắc đến chính là tháp Hòa Phong, nằm giữa sân chùa.Theo thời gian, tòa tháp cổ đã mất đi 6 tầng trên, nay chỉ còn ba tầng dưới, với chiều cao khoảng 17 mét. Dù không còn nguyên vẹn nhưng tháp vẫn toát lên vẻ uy nghiêm.Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Tường tháp rất vững do xây bằng nhiều lớp gạch, bề dày ước chừng 0,7 mét.Chân tháp vuông, mỗi cạnh rộng gần 7 mét. Kích thước này cho thấy quy mô tòa tháp ngày xưa rất bề thế.Mặt trước tầng hai có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp".Mỗi tầng tháp có bốn cửa vòm.Không gian bên trong tháp, với giá cheo chuông và khánh đặt ở tầng hai.Quả chuông đồng của tháp đúc năm 1793.Chiếc khánh cũng bằng đồng, đúc năm 1817.Ở tầng một có bốn tượng Thiên Vương cao 1,6 mét ở bốn góc.Cận cảnh một bức tượng Thiên Vương.Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, còn khá nguyên vẹn.Cận cảnh mặt trước bia.Bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 mét, cao 0,8 mét.Bức tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán của chùa Dâu xưa.Trong suốt nhiều thế kỷ, tháp Hòa Phong đã đóng vai trò như một hình ảnh mang tính biểu tượng của chùa Dâu.Hình ảnh tòa tháp uy nghiêm đã được khắc ghi trong câu ca dao của người dân xứ Kinh Bắc: “Dù ai đi đâu về đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về”.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâu hình thành từ buổi đầu Công Nguyên, được coi là ngôi chùa cổ xưa nhất của Việt Nam.
Theo sử sách, vào năm 1313, vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng. Ngôi tháp được nhắc đến chính là tháp Hòa Phong, nằm giữa sân chùa.
Theo thời gian, tòa tháp cổ đã mất đi 6 tầng trên, nay chỉ còn ba tầng dưới, với chiều cao khoảng 17 mét. Dù không còn nguyên vẹn nhưng tháp vẫn toát lên vẻ uy nghiêm.
Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Tường tháp rất vững do xây bằng nhiều lớp gạch, bề dày ước chừng 0,7 mét.
Chân tháp vuông, mỗi cạnh rộng gần 7 mét. Kích thước này cho thấy quy mô tòa tháp ngày xưa rất bề thế.
Mặt trước tầng hai có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp".
Mỗi tầng tháp có bốn cửa vòm.
Không gian bên trong tháp, với giá cheo chuông và khánh đặt ở tầng hai.
Quả chuông đồng của tháp đúc năm 1793.
Chiếc khánh cũng bằng đồng, đúc năm 1817.
Ở tầng một có bốn tượng Thiên Vương cao 1,6 mét ở bốn góc.
Cận cảnh một bức tượng Thiên Vương.
Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, còn khá nguyên vẹn.
Cận cảnh mặt trước bia.
Bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 mét, cao 0,8 mét.
Bức tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán của chùa Dâu xưa.
Trong suốt nhiều thế kỷ, tháp Hòa Phong đã đóng vai trò như một hình ảnh mang tính biểu tượng của chùa Dâu.
Hình ảnh tòa tháp uy nghiêm đã được khắc ghi trong câu ca dao của người dân xứ Kinh Bắc: “Dù ai đi đâu về đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về”.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.