1. Chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) từ lâu nay vẫn được coi là ngôi chùa có kiến trúc kỳ lạ, nổi tếng bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long. Chùa hình thành từ đầu thế kỷ 19, mang kiến trúc rất đa dạng, là sự tổng hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa,Việt.Về tổng thể, chùa Vĩnh Tràng được xây theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m² xây bằng xi măng và gỗ quý. Chính điện chùa mang phong cách kết hợp Hoa - Việt với các chùm đèn pha lê kiểu châu Âu.Chùa có trên 60 tượng Phật, La Hán đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh với niên đại từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đây là những bức tượng cố quý giá của Phật giáo Việt Nam.Giữa chính điện và nhà thờ Tổ là một khoảng sân có hòn non bộ ở giữa, tạo cảm giác thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên. Từ khu vực này có thể cảm nhận rõ rệt lối kiến trúc La Mã với những hàng đá hoa màu sắc rực rỡ được trang trí trên thành nóc và những cột xây bằng xi măng kiểu cách.2. Nằm ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, chùa Tây An dược coi là một biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ. Chùa có lịch sử hình thành từ năm 1847, có diện mạo như ngày nay sau đợt trùng tu lớn năm 1958.Chùa được cất theo lối chữ “tam”, với kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc Việt. Điểm ấn tượng nhất của chùa là chính điện với ngôi tháp chính có nóc tròn hình củ hành, giống những đền chùa ở Ấn Độ. Đỉnh tháp chính được trang trí rất cầu kỳ.Hai bên tháp chính là hai ngọn tháp có phần dưới vuông giống như kiến trúc chùa tháp Việt, phần đỉnh là tháp tròn kiểu Ấn Độ. Bốn cột tháp ở tầng dưới có các tượng hộ pháp được tạo hình theo phong cách Ấn Độ.Các chân cột, đầu cột được tạo hình giống với cột ở đền chùa Ấn Độ. Phù điêu và các hoa văn trang trí trên tường cũng mang đậm dấu ấn của xứ cà ri. Màu sắc rực rỡ cũng là một dấu ấn khác của kiến trúc Ấn Độ tại chùa Tây An.3. Tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu hay còn gọi là chùa Sà Lôn là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất của đồng bào Khmer ở Nam Bộ.Chùa được dựng lần đầu năm 1815 và từng bị hư hại nặng nề do chiến tranh. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: Chính điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh… theo kiến trúc truyền thống của chùa Khmer.Trong quá trình xây dựng, do không có kinh phí mua gạch men trang trí, các vị sư đã quyên góp chén, đĩa vỡ từ bà con Phật tử trong phum, sóc để ốp lên tường. Những chén, đĩa còn nguyên vẹn được để nguyên, còn chén, đĩa đã vỡ thì đập nhỏ ra tạo thành những hoa văn nổi.Bằng tài nghệ và sự công phu, các nghệ nhân Khmer đã sáng tạo nên một kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo. Cũng từ đó, chùa còn được người dân gọi bằng cái tên thứ hai là chùa Chén Kiểu.4. Chùa Đất Sét (tên chính thức là Bửu Sơn Tự) tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, không phải là một ngôi chùa bề thế, có kiến trúc hoa mỹ hoặc cảnh quan đẹp. Tuy vậy, ngôi chùa này vẫn nổi tiếng khắp Việt Nam...Điều làm nên sự độc đáo của ngôi chùa chính là hàng nghìn pho tượng được nặn bằng đất sét rất sinh động bài trí bên trong chùa. Các bức tượng ở đây thể hiện hình ảnh các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần, linh vật... theo đặc trưng tín ngưỡng ở Nam Bộ.Các tác phẩm được làm từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ rồi sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng. Tác giả của chúng là nghệ nhân - cư sĩ Ngô Kim Tòng. Ông đã làm tượng từ năm 1928 đến 1970 bằng sự đam mê chứ không qua trường lớp nào.Bên cạnh các tác phẩm nghệ thuật đất sét, chùa Đất Sét cũng nổi tiếng với những cặp nến khổng lồ được chế tác cầu kỳ. Ngoài ra, tại đây còn có 3 cây hương (nhang), mỗi cây cao 1,5 m, nặng 50 kg và hiện chưa được đốt.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) từ lâu nay vẫn được coi là ngôi chùa có kiến trúc kỳ lạ, nổi tếng bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long. Chùa hình thành từ đầu thế kỷ 19, mang kiến trúc rất đa dạng, là sự tổng hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa,Việt.
Về tổng thể, chùa Vĩnh Tràng được xây theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m² xây bằng xi măng và gỗ quý. Chính điện chùa mang phong cách kết hợp Hoa - Việt với các chùm đèn pha lê kiểu châu Âu.
Chùa có trên 60 tượng Phật, La Hán đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh với niên đại từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đây là những bức tượng cố quý giá của Phật giáo Việt Nam.
Giữa chính điện và nhà thờ Tổ là một khoảng sân có hòn non bộ ở giữa, tạo cảm giác thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên. Từ khu vực này có thể cảm nhận rõ rệt lối kiến trúc La Mã với những hàng đá hoa màu sắc rực rỡ được trang trí trên thành nóc và những cột xây bằng xi măng kiểu cách.
2. Nằm ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, chùa Tây An dược coi là một biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ. Chùa có lịch sử hình thành từ năm 1847, có diện mạo như ngày nay sau đợt trùng tu lớn năm 1958.
Chùa được cất theo lối chữ “tam”, với kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc Việt. Điểm ấn tượng nhất của chùa là chính điện với ngôi tháp chính có nóc tròn hình củ hành, giống những đền chùa ở Ấn Độ. Đỉnh tháp chính được trang trí rất cầu kỳ.
Hai bên tháp chính là hai ngọn tháp có phần dưới vuông giống như kiến trúc chùa tháp Việt, phần đỉnh là tháp tròn kiểu Ấn Độ. Bốn cột tháp ở tầng dưới có các tượng hộ pháp được tạo hình theo phong cách Ấn Độ.
Các chân cột, đầu cột được tạo hình giống với cột ở đền chùa Ấn Độ. Phù điêu và các hoa văn trang trí trên tường cũng mang đậm dấu ấn của xứ cà ri. Màu sắc rực rỡ cũng là một dấu ấn khác của kiến trúc Ấn Độ tại chùa Tây An.
3. Tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu hay còn gọi là chùa Sà Lôn là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất của đồng bào Khmer ở Nam Bộ.
Chùa được dựng lần đầu năm 1815 và từng bị hư hại nặng nề do chiến tranh. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: Chính điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh… theo kiến trúc truyền thống của chùa Khmer.
Trong quá trình xây dựng, do không có kinh phí mua gạch men trang trí, các vị sư đã quyên góp chén, đĩa vỡ từ bà con Phật tử trong phum, sóc để ốp lên tường. Những chén, đĩa còn nguyên vẹn được để nguyên, còn chén, đĩa đã vỡ thì đập nhỏ ra tạo thành những hoa văn nổi.
Bằng tài nghệ và sự công phu, các nghệ nhân Khmer đã sáng tạo nên một kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo. Cũng từ đó, chùa còn được người dân gọi bằng cái tên thứ hai là chùa Chén Kiểu.
4. Chùa Đất Sét (tên chính thức là Bửu Sơn Tự) tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, không phải là một ngôi chùa bề thế, có kiến trúc hoa mỹ hoặc cảnh quan đẹp. Tuy vậy, ngôi chùa này vẫn nổi tiếng khắp Việt Nam...
Điều làm nên sự độc đáo của ngôi chùa chính là hàng nghìn pho tượng được nặn bằng đất sét rất sinh động bài trí bên trong chùa. Các bức tượng ở đây thể hiện hình ảnh các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần, linh vật... theo đặc trưng tín ngưỡng ở Nam Bộ.
Các tác phẩm được làm từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ rồi sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng. Tác giả của chúng là nghệ nhân - cư sĩ Ngô Kim Tòng. Ông đã làm tượng từ năm 1928 đến 1970 bằng sự đam mê chứ không qua trường lớp nào.
Bên cạnh các tác phẩm nghệ thuật đất sét, chùa Đất Sét cũng nổi tiếng với những cặp nến khổng lồ được chế tác cầu kỳ. Ngoài ra, tại đây còn có 3 cây hương (nhang), mỗi cây cao 1,5 m, nặng 50 kg và hiện chưa được đốt.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.