Ở Trung Quốc thời phong kiến, hoàng đế có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ trong hậu cung. Tuy nhiên, nhà vua chỉ cử hành đại hôn duy nhất với hoàng hậu - người có địa vị cao nhất trong số các phi tần.Mặc dù hoàng đế là chủ hậu cung nhưng bậc đế vương dành hầu hết thời gian, tâm tư vào việc xử lý triều chính. Do đó, nhà vua giao cho hoàng hậu quản lý hậu cung.Vậy nên, hoàng hậu trở thành người có quyền lực và nhận được đãi ngộ cao nhất trong số hàng ngàn mỹ nhân hầu hạ nhà vua.Trong số này, hoàng hậu là người duy nhất được cử hành nghi lễ đại hôn với hoàng đế. Nhiều nghi lễ trang trọng, phức tạp được cử hành nhằm thể hiện địa vị của hoàng đế và hoàng hậu.Trong số này, nghi lễ đón hoàng hậu vào cung rất long trọng khi kiệu hoa của vương hậu sẽ được rước từ Đại Thanh Môn qua Thiên An Môn, Ngọ Môn tới tận hậu cung.Trong khi đó, các phi tần khác đều tiến vào hậu cung thông qua Thần Vũ Môn - cửa sau của Tử Cấm Thành.Sau khi hoàn thành các nghi lễ, hoàng hậu sẽ được đưa đến phòng tân hôn. Trước khi động phòng với hoàng đế, hoàng hậu sẽ phải thực hiện nhiều nghi lễ, bao gồm việc nhất định phải ăn một món đặc biệt. Đó chính là món sủi cảo có tên gọi “tử tôn thịnh vượng”.Món sủi cảo này được làm từ đậu đỏ, đậu phộng, chà là đỏ... Tất cả nguyên liệu này đều có màu đỏ. Hoàng hậu ăn món này với hàm ý là cầu mong sớm hạ sinh thái tử để hoàng đế có người thừa kế.Vậy nên, việc ăn món sủi cảo “tử tôn thịnh vượng” là một trong những nghi lễ không thể bỏ qua trong ngày đại hôn của hoàng đế và hoàng hậu.Sau đó, hoàng đế và hoàng hậu sẽ cùng ống rượu giao bôi. Khi đã hoàn thành toàn bộ nghi lễ, hoàng đế và hoàng hậu sẽ chính thức động phòng hoa chúc.Mời độc giả xem video: Cách “dằn mặt tiểu tam” đắt giá của Nam Phương Hoàng hậu.
Ở Trung Quốc thời phong kiến, hoàng đế có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ trong hậu cung. Tuy nhiên, nhà vua chỉ cử hành đại hôn duy nhất với hoàng hậu - người có địa vị cao nhất trong số các phi tần.
Mặc dù hoàng đế là chủ hậu cung nhưng bậc đế vương dành hầu hết thời gian, tâm tư vào việc xử lý triều chính. Do đó, nhà vua giao cho hoàng hậu quản lý hậu cung.
Vậy nên, hoàng hậu trở thành người có quyền lực và nhận được đãi ngộ cao nhất trong số hàng ngàn mỹ nhân hầu hạ nhà vua.
Trong số này, hoàng hậu là người duy nhất được cử hành nghi lễ đại hôn với hoàng đế. Nhiều nghi lễ trang trọng, phức tạp được cử hành nhằm thể hiện địa vị của hoàng đế và hoàng hậu.
Trong số này, nghi lễ đón hoàng hậu vào cung rất long trọng khi kiệu hoa của vương hậu sẽ được rước từ Đại Thanh Môn qua Thiên An Môn, Ngọ Môn tới tận hậu cung.
Trong khi đó, các phi tần khác đều tiến vào hậu cung thông qua Thần Vũ Môn - cửa sau của Tử Cấm Thành.
Sau khi hoàn thành các nghi lễ, hoàng hậu sẽ được đưa đến phòng tân hôn. Trước khi động phòng với hoàng đế, hoàng hậu sẽ phải thực hiện nhiều nghi lễ, bao gồm việc nhất định phải ăn một món đặc biệt. Đó chính là món sủi cảo có tên gọi “tử tôn thịnh vượng”.
Món sủi cảo này được làm từ đậu đỏ, đậu phộng, chà là đỏ... Tất cả nguyên liệu này đều có màu đỏ. Hoàng hậu ăn món này với hàm ý là cầu mong sớm hạ sinh thái tử để hoàng đế có người thừa kế.
Vậy nên, việc ăn món sủi cảo “tử tôn thịnh vượng” là một trong những nghi lễ không thể bỏ qua trong ngày đại hôn của hoàng đế và hoàng hậu.
Sau đó, hoàng đế và hoàng hậu sẽ cùng ống rượu giao bôi. Khi đã hoàn thành toàn bộ nghi lễ, hoàng đế và hoàng hậu sẽ chính thức động phòng hoa chúc.
Mời độc giả xem video: Cách “dằn mặt tiểu tam” đắt giá của Nam Phương Hoàng hậu.