Bà được ghi chép là xuất thân cao quý, dung mạo thanh tao và tài năng xuất chúng. Nàng được ví như viên minh châu trong ta Tể tướng Thiệp Mộc Nhi, chỉ cần lấy được người chồng như ý, môn đăng hộ đối, bà có thể tận hưởng mọi vinh hoa phú quý, an yên cả đời.
Mãn Đô Hải có công trong việc phục hưng Hãn quốc Mông Cổ.
Tuy nhiên, Mãn Đô Hải lại sinh năm 1447 trong bộ tộc Uông Cổ, một chi trưởng của Gia tộc Hoàng kim Thành Cát Tư Hãn và có phong tục kết hôn với bộ tộc này. Đến tuổi kết hôn, nàng thành vợ chồng với Đại hãn Mông Cổ Mãn Đô Lỗ theo phong tục truyền thống. Tuy nhiên, sau 4 năm chung sống, Mãn Đô Lỗ qua đời vì bạo bệnh, khi đó Mãn Đô Hải mới 33 tuổi.
Đại hãn này tuy tài năng nhưng không có con trai, chỉ có hai con gái và không có ai thừa kế ngai vàng. Tình thé triều đại Bắc Nguyên rơi vào khoảng trống quyền lực. Vào thời điểm đó, quy tắc của Mông Cổ là sau khi cha qua đời, người con trai thừa kế ngai vàng có thể kết hôn với tất cả thê thiếp của cha mình, miễn là người đó không phải là mẹ ruột.
Do Đãi hãn Mãn Đô Lỗ không có con trai nên bất cứ ai có thể kết hôn với Hoàng hậu Mãn Đô Hải đều có thể trở thành đại hãn. Tuy nhiên, người có thế lực nhất thời điểm đó chính là Diệc Tư Mã Nhân. Song Diệc Tư Mã Nhân là Thái sư dưới triều đại của Mãn Đô Lộc, trong tay nắm binh quyền nhưng ông không phải là huyết thống trực hệ của dòng dõi Hoàng kim Thành Cát Tư Hãn.
Kết hôn với chồng trẻ, bà đã hạ sinh được 8 người con trai và giúp chồng thống nhất đất nước.
Xét trong toàn bộ Bắc Nguyên khi đó, hậu duệ trực tiếp duy nhất của Gia tộc Hoàng kim là Ba Đồ Mạnh Khắc nhưng Ba Đồ Mạnh Khắc lúc này mới chỉ là đứa trẻ 7 tuổi. Mọi áp lực đều dồn lên một mình Mãn Đô Hải. Nếu bà bị Diệc Tư Mã Nhân tiếp hôn, huyết thống Gia tộc Hoàng kim Thành Cát Tư Hãn sẽ chấm dứt. Điều đó còn khiến bà vừa trở thành quân cờ vừa là kẻ phản bội Gia tộc Hoàng kim.
Tuy nhiên, nếu từ chối Diệc Tư Mã Nhân, bà cũng không thể chiến đấu với người này. Cuối cùng, Mãn Đô Hải đã đưa ra một quyết định khó tin là kết hôn với Ba Đồ Mạnh Khắc 7 tuổi.
Xung quanh việc này, người ta đồn rằng, Mãn Đô Hải vô tình nhìn thấy Ba Đồ Mạnh Khắc đang bắn tên. Bà cảm thấy cậu bé rất mạnh mẽ, xen lẫn vào đó là vẻ đẹp và sự ngây thơ mà một người đàn ông trưởng thành hiếm khi có được.
Sau khi kết hôn với Ba Đồ Mạnh Khắc, Mãn Đô Hải vừa là một người vợ và vừa làm một người mẹ chăm sóc cho ông, giúp chồng trẻ đảm đương việc nhà, quyết định đại sự.
Kết quả cho cuộc hôn nhân này, bà sinh được 8 người con và giúp Ba Đồ Mạnh Khắc thống nhất Mông Cổ.
Mãn Đô Hải học võ từ nhỏ, được xem là một nữ anh hùng của thảo nguyên. Bà đã nuôi nấng Ba Đồ Mạnh Khắc trưởng thành, dạy cậu cách đánh trận và giành lại nhiều đất đại, bộ lạc, tái thống nhất toàn bộ Mông Cổ.
Dù phạm vi thế lực không còn đến được Trung Nguyên nhưng Ba Đồ Mạnh Khắc vẫn tự xưng Khả hãn như thời hoàng kim của đế quốc Đại Nguyên. Bản thân Mãn Đô Hải được ví như một nữ "Thành Cát Tư Hãn", những gì vợ chồng bà làm có thể được coi là huyền thoại, phi phàm và nhận được sự kính phục người đời.