Trong tác phẩm Chí Phèo, Thị Nở là nhân vật phụ nhưng lại được nhà văn miêu tả khá chi tiết. Qua ngòi bút của Nam Cao, nhân vật Thị Nở xấu xí, "xấu ma chê quỷ hờn".Tác giả miêu tả nhân vật Thị Nở: "Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra”.Nam Cao không dùng biện pháp nói giảm, nói tránh mà ông luôn miêu tả Thị Nở với cái nhìn chân thật nhất: Thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm một lần, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra.Không chỉ xấu xí về ngoại hình, Thị Nở còn là một người đàn bà ngẩn ngơ, ế chồng, gia đình có nguồn gốc mả hủi...Miêu tả về Thị Nở, giọng điệu của nhà văn Nam Cao hết sức lạnh lùng nhưng ẩn sâu trong đó là những trang văn thấm nhuần tư tưởng nhân đạo.Thị Nở tuy xấu "ma chê quỷ hờn" nhưng lại có một tình yêu trong sáng thức tỉnh lương tri con người, khơi dậy khát khao về một mái ấm gia đình có sự chăm sóc, yêu thương. Thị Nở là nhân vật phụ xuất hiện ở gần cuối truyện nhưng lại khiến cho cuộc đời Chí Phèo có bước ngoặt lớn.Ngày nay, nhân vật Thị Nở đã bước từ trang sách ra cuộc sống hàng này. Thị Nở trở thành một tên gọi quen thuộc để chỉ những người vừa xấu vừa kém duyên như: xấu như Thị Nở, duyên như Thị Nở. Thậm chí còn có câu “Trông xa cứ tưởng nàng Kiều/ Lại gần mới biết người yêu Chí Phèo”.Liên quan đến Thị Nở còn có chi tiết khá thú vị là ông Trần Khang Hộ, người làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam, bạn học thuở nhỏ của nhà văn Nam Cao, con cụ Ký Lân – thầy dạy của nhà văn Nam Cao khẳng định Thị Nở là nhân vật có thật trong cuộc sống. Đó là cô Trần Thị Nở.Trần Thị Nở, con ông Phó Kính. Vì xấu xí, tính dở hơi, rất hay cười nên ông Phó Kính mới đặt tên là Trần Thị Nở. Nở xấu và dở hơi nhưng vẫn có chồng tên là Đào. Theo ông Trần Khang Hộ, Thị Nở là có thật, nhưng bằng tài năng, Nam Cao đã cho ra đời một Thị Nở có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam.Một chi tiết khá thú vị nữa là khi đưa thị Nở lên phim ảnh, Thị Nở thường do những phụ nữ đẹp hóa thân. Trong Làng Vũ Đại Ngày đấy, Thị Nở do nghệ sĩ Đức Lưu, một người đàn bà đẹp đảm nhiệm. Mới đây trong MV “Hết thương cạn nhớ”, Thị Nở do hoa hậu Đỗ Mỹ Linh hóa thân. Tuy nhiên, nhan sắc quá nổi bật của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trong MV gây nhiều tranh cãi.Mời độc giả xem video:Đã tìm ra nguyên nhân xuất hiện “hố tử thần” ở Hà Nội. Nguồn: THDT.
Trong tác phẩm Chí Phèo, Thị Nở là nhân vật phụ nhưng lại được nhà văn miêu tả khá chi tiết. Qua ngòi bút của Nam Cao, nhân vật Thị Nở xấu xí, "xấu ma chê quỷ hờn".
Tác giả miêu tả nhân vật Thị Nở: "Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra”.
Nam Cao không dùng biện pháp nói giảm, nói tránh mà ông luôn miêu tả Thị Nở với cái nhìn chân thật nhất: Thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm một lần, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra.
Không chỉ xấu xí về ngoại hình, Thị Nở còn là một người đàn bà ngẩn ngơ, ế chồng, gia đình có nguồn gốc mả hủi...
Miêu tả về Thị Nở, giọng điệu của nhà văn Nam Cao hết sức lạnh lùng nhưng ẩn sâu trong đó là những trang văn thấm nhuần tư tưởng nhân đạo.
Thị Nở tuy xấu "ma chê quỷ hờn" nhưng lại có một tình yêu trong sáng thức tỉnh lương tri con người, khơi dậy khát khao về một mái ấm gia đình có sự chăm sóc, yêu thương. Thị Nở là nhân vật phụ xuất hiện ở gần cuối truyện nhưng lại khiến cho cuộc đời Chí Phèo có bước ngoặt lớn.
Ngày nay, nhân vật Thị Nở đã bước từ trang sách ra cuộc sống hàng này. Thị Nở trở thành một tên gọi quen thuộc để chỉ những người vừa xấu vừa kém duyên như: xấu như Thị Nở, duyên như Thị Nở. Thậm chí còn có câu “Trông xa cứ tưởng nàng Kiều/ Lại gần mới biết người yêu Chí Phèo”.
Liên quan đến Thị Nở còn có chi tiết khá thú vị là ông Trần Khang Hộ, người làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam, bạn học thuở nhỏ của nhà văn Nam Cao, con cụ Ký Lân – thầy dạy của nhà văn Nam Cao khẳng định Thị Nở là nhân vật có thật trong cuộc sống. Đó là cô Trần Thị Nở.
Trần Thị Nở, con ông Phó Kính. Vì xấu xí, tính dở hơi, rất hay cười nên ông Phó Kính mới đặt tên là Trần Thị Nở. Nở xấu và dở hơi nhưng vẫn có chồng tên là Đào. Theo ông Trần Khang Hộ, Thị Nở là có thật, nhưng bằng tài năng, Nam Cao đã cho ra đời một Thị Nở có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam.
Một chi tiết khá thú vị nữa là khi đưa thị Nở lên phim ảnh, Thị Nở thường do những phụ nữ đẹp hóa thân. Trong Làng Vũ Đại Ngày đấy, Thị Nở do nghệ sĩ Đức Lưu, một người đàn bà đẹp đảm nhiệm. Mới đây trong MV “Hết thương cạn nhớ”, Thị Nở do hoa hậu Đỗ Mỹ Linh hóa thân. Tuy nhiên, nhan sắc quá nổi bật của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trong MV gây nhiều tranh cãi.
Mời độc giả xem video:Đã tìm ra nguyên nhân xuất hiện “hố tử thần” ở Hà Nội. Nguồn: THDT.