Đại Thắng Minh Hoàng Hậu (Dương Vân Nga) là phụ nữ duy nhất của nước Việt trở thành hoàng hậu của 2 triều đại phong kiến khác nhau. Từ năm 968-979, bà là hoàng hậu của nhà Đinh; từ năm 980, bà là hoàng hậu của nhà Tiền Lê.Nguyên Phi Ỷ Lan (Linh Nhân Hoàng thái hậu) là vợ vua Lý Thánh Tông, mẹ vua Lý Nhân Tông. Bà là phụ nữ nổi tiếng nhất của triều đại nhà Lý, có công lớn giúp vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông trị nước.Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông. Sau này, bà tái hôn với thái sư Trần Thủ Độ. Đây là phụ nữ có vai trò rất quan trọng với sự thành lập của triều Trần.An Tư công chúa là con của vua Trần Thái Tông. Trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai vào năm 1285, để cản bước tiến của giặc, bà đã chấp nhận bị gả cho hoàng tử Mông Cổ là Thoát Hoan.Công chúa Huyền Trân từng được gả cho vua Chế Mân của Chiêm Thành vào năm 1306. Đáp lại, vua Chiêm lấy vùng đất từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ngày nay dâng cho nhà Trần làm quà cưới.Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", công nữ Ngọc Vạn là con chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1620, bà được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II và trở thành hoàng hậu nước này.Công chúa Ngọc Bình, con vua Lê Hiển Tông, từng làm vợ vua Cảnh Thịnh (Tây Sơn) và vua Gia Long (Triều Nguyễn). Bà là người phụ nữ duy nhất của nước Việt từng lấy 2 vua làm chồng. Bàn về số phận lạ lùng của bà, dân gian Huế vẫn có câu: Số chi có số lạ lùng / Con vua lại lấy 2 chồng làm vua.Nam Phương hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan, vợ vua Bảo Đại, chính là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Sau khi nhà Nguyễn sụp đổ, bà sang Pháp sinh sống và qua đời ở đây. Huyền Trân công chúa làm dâu Chiêm Thành Kết hôn với vua Chế Mân của Chiêm Thành, Huyền Trân là nàng công chúa đầu tiên của nước Việt làm dâu xứ lạ.
Đại Thắng Minh Hoàng Hậu (Dương Vân Nga) là phụ nữ duy nhất của nước Việt trở thành hoàng hậu của 2 triều đại phong kiến khác nhau. Từ năm 968-979, bà là hoàng hậu của nhà Đinh; từ năm 980, bà là hoàng hậu của nhà Tiền Lê.
Nguyên Phi Ỷ Lan (Linh Nhân Hoàng thái hậu) là vợ vua Lý Thánh Tông, mẹ vua Lý Nhân Tông. Bà là phụ nữ nổi tiếng nhất của triều đại nhà Lý, có công lớn giúp vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông trị nước.
Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông. Sau này, bà tái hôn với thái sư Trần Thủ Độ. Đây là phụ nữ có vai trò rất quan trọng với sự thành lập của triều Trần.
An Tư công chúa là con của vua Trần Thái Tông. Trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai vào năm 1285, để cản bước tiến của giặc, bà đã chấp nhận bị gả cho hoàng tử Mông Cổ là Thoát Hoan.
Công chúa Huyền Trân từng được gả cho vua Chế Mân của Chiêm Thành vào năm 1306. Đáp lại, vua Chiêm lấy vùng đất từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ngày nay dâng cho nhà Trần làm quà cưới.
Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", công nữ Ngọc Vạn là con chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1620, bà được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II và trở thành hoàng hậu nước này.
Công chúa Ngọc Bình, con vua Lê Hiển Tông, từng làm vợ vua Cảnh Thịnh (Tây Sơn) và vua Gia Long (Triều Nguyễn). Bà là người phụ nữ duy nhất của nước Việt từng lấy 2 vua làm chồng. Bàn về số phận lạ lùng của bà, dân gian Huế vẫn có câu: Số chi có số lạ lùng / Con vua lại lấy 2 chồng làm vua.
Nam Phương hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan, vợ vua Bảo Đại, chính là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Sau khi nhà Nguyễn sụp đổ, bà sang Pháp sinh sống và qua đời ở đây.
Huyền Trân công chúa làm dâu Chiêm Thành Kết hôn với vua Chế Mân của Chiêm Thành, Huyền Trân là nàng công chúa đầu tiên của nước Việt làm dâu xứ lạ.