Đường Thái Tông Lý Thế Dân (599 - 649) là hoàng đế thứ hai của nhà Đường trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông được xem là một trong 10 vị vua vĩ đại của nước này. Ông là người mở ra thời kỳ "Trinh Quán chi trị", mang lại sự phồn vinh thịnh vượng cho nhà Đường.Thế nhưng, Lý Thế Dân không lên ngôi báu do được truyền ngôi mà theo chế độ thiện thượng. Cụ thể, để có thể lên ngôi hoàng đế, Lý Thế Dân đã phát động "Sự biến Huyền Vũ môn", giết anh trai là Lý Kiến Thành, ép cha ruột - Đường Cao Tổ Lý Uyên nhường ngôi.Sau khi lên ngôi vua, Đường Thái Tông Lý Thế Dân tập trung vào việc triều chính, mở ra thời kỳ thịnh trị của vương triều nhà Đường. Ông để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử.Khi tìm hiểu về cuộc đời của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, nhiều người không khỏi bất ngờ khi biết được ông hoàng này chưa từng tổ chức sinh nhật kể từ khi lên ngôi.Các hoàng đế trước đó thường tổ chức sinh nhật xa hoa, tốn kém. Thế nhưng, sau khi lên ngôi, Lý Thế Dân chưa từng đón sinh nhật hoành tráng.Ông hoàng nhà Đường này từng kể rằng, vào ngày chào đời, mẹ của ông đã chịu nhiều đau đớn, vất vả khi "vượt cạn". Vậy nên, trong ngày sinh nhật, Đường Thái Tông cảm thấy đau lòng, nhớ tới người mẹ thay vì vui mừng.Theo cuốn "Trinh Quán chính yếu – chương 7 – luận lễ lạc", vào ngày Quý Sửu, tháng 12, năm Trinh Quán thứ 17, Đường Thái Tông đã nói với quần thần rằng, bây giờ bản thân đã là vua một nước nhưng không thể báo hiếu, chăm sóc cho cha mẹ vì họ không còn.Đường Thái Tông còn trích câu nói trong "Thi kinh": "Ai thương cha mẹ ta, sinh ta ra thật vất vả, khổ sở". Vì vậy, ông hoàng này cho hay không thể tổ chức yến tiệc linh đình trong ngày bố mẹ chịu nhiều vất vả. Nếu tổ chức sinh nhật thì sẽ là hành vi trái với lễ pháp.Sau khi nói xong, Đường Thái Tông bật khóc. Văn võ bá quan khi ấy cũng không cầm được nước mắt và an ủi nhà vua. (Ảnh trong bài mang tính minh họa: Internet).Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Đường Thái Tông Lý Thế Dân (599 - 649) là hoàng đế thứ hai của nhà Đường trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông được xem là một trong 10 vị vua vĩ đại của nước này. Ông là người mở ra thời kỳ "Trinh Quán chi trị", mang lại sự phồn vinh thịnh vượng cho nhà Đường.
Thế nhưng, Lý Thế Dân không lên ngôi báu do được truyền ngôi mà theo chế độ thiện thượng. Cụ thể, để có thể lên ngôi hoàng đế, Lý Thế Dân đã phát động "Sự biến Huyền Vũ môn", giết anh trai là Lý Kiến Thành, ép cha ruột - Đường Cao Tổ Lý Uyên nhường ngôi.
Sau khi lên ngôi vua, Đường Thái Tông Lý Thế Dân tập trung vào việc triều chính, mở ra thời kỳ thịnh trị của vương triều nhà Đường. Ông để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử.
Khi tìm hiểu về cuộc đời của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, nhiều người không khỏi bất ngờ khi biết được ông hoàng này chưa từng tổ chức sinh nhật kể từ khi lên ngôi.
Các hoàng đế trước đó thường tổ chức sinh nhật xa hoa, tốn kém. Thế nhưng, sau khi lên ngôi, Lý Thế Dân chưa từng đón sinh nhật hoành tráng.
Ông hoàng nhà Đường này từng kể rằng, vào ngày chào đời, mẹ của ông đã chịu nhiều đau đớn, vất vả khi "vượt cạn". Vậy nên, trong ngày sinh nhật, Đường Thái Tông cảm thấy đau lòng, nhớ tới người mẹ thay vì vui mừng.
Theo cuốn "Trinh Quán chính yếu – chương 7 – luận lễ lạc", vào ngày Quý Sửu, tháng 12, năm Trinh Quán thứ 17, Đường Thái Tông đã nói với quần thần rằng, bây giờ bản thân đã là vua một nước nhưng không thể báo hiếu, chăm sóc cho cha mẹ vì họ không còn.
Đường Thái Tông còn trích câu nói trong "Thi kinh": "Ai thương cha mẹ ta, sinh ta ra thật vất vả, khổ sở". Vì vậy, ông hoàng này cho hay không thể tổ chức yến tiệc linh đình trong ngày bố mẹ chịu nhiều vất vả. Nếu tổ chức sinh nhật thì sẽ là hành vi trái với lễ pháp.
Sau khi nói xong, Đường Thái Tông bật khóc. Văn võ bá quan khi ấy cũng không cầm được nước mắt và an ủi nhà vua. (Ảnh trong bài mang tính minh họa: Internet).
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.