Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc. Vào năm 1911, nhà Thanh sụp đổ. Thế nhưng, từ đó cho đến nay, lăng mộ của hoàng đế nhà Thanh vẫn có người trông nom, canh gác. Điều này khiến nhiều người không khỏi tò mò.Trước bí ẩn này, các chuyên gia đã vào cuộc tìm hiểu. Theo các nhà nghiên cứu, giống như nhiều triều đại trước, hoàng đế nhà Thanh đã sớm chuẩn bị lăng mộ cho bản thân.Lăng mộ của bậc đế vương nhà Thanh và các phi tần được chia làm 2 khu: Thanh Đông Lăng và Thanh Tây Lăng. Trong đó, Thanh Đông Lăng ở thị trấn Mã Lan, Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc là nơi yên nghỉ của 5 hoàng đế nhà Thanh gồm: Thuận Trị, Khang Hy, Càn Long, Hàm Phong và Đồng Trị, 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử và 2 công chúa.Lăng mộ của vua Càn Long và Từ Hi Thái hậu tại Thanh Đông Lăng được đánh giá là nguy nga, hoành tráng nhất.Thanh Tây Lăng thuộc thị trấn Dịch Huyện, tỉnh Hà Bắc là nơi chôn cất 4 hoàng đế gồm: Ung Chính, Gia Khánh, Đạo Quang, Quang Tự, 3 hoàng hậu, 7 cung phi, hoàng tử và công chúa. Tổng cộng có 76 người được chôn cất ở Thanh Tây Lăng.Dưới thời nhà Thanh, do là nơi yên nghỉ ngàn thu của các bậc đế vương và vợ con nên những lăng mộ hoàng gia này luôn có binh sĩ, quan viên làm nhiệm vụ canh gác, trông nom. Họ thường là quan viên thất phẩm (cấp bảy), được chu cấp toàn bộ nhu cầu thiết yếu hàng ngày cũng như được trả lương, cấp nhà, cấp đất. Theo các chuyên gia, ước tính, số lính canh 1 lăng mộ hoàng gia có thể lên đến 3.000 người.Sau khi nhà Thanh sụp đổ, chính quyền mới quyết định duy trì hoạt động bảo vệ lăng mộ và trả lương cho những người làm công việc này.Thế nhưng, do nguồn thu nhập bị sa sút và quản lý lỏng lẻo nên lính canh không làm nhiệm vụ chặt chẽ như xưa. Theo đó, một số lăng mộ bị kẻ trộm đột nhập vào cướp bóc cổ vật.Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, chính phủ thức hiện nhiều biện pháp để bảo tồn các lăng mộ hoàng gia của nhà Thanh.Những người bảo vệ, trông coi và dọn dẹp sạch sẽ lăng mộ của hoàng gia sẽ được nhà nước cấp quỹ đặc biệt để hỗ trợ. Nhờ vậy, những kho tàng văn hóa được bảo tồn nguyên vẹn theo thời gian. Thêm nữa, giới chức trách mở cửa một số lăng mộ đón du khách tham quan, thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc. Vào năm 1911, nhà Thanh sụp đổ. Thế nhưng, từ đó cho đến nay, lăng mộ của hoàng đế nhà Thanh vẫn có người trông nom, canh gác. Điều này khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Trước bí ẩn này, các chuyên gia đã vào cuộc tìm hiểu. Theo các nhà nghiên cứu, giống như nhiều triều đại trước, hoàng đế nhà Thanh đã sớm chuẩn bị lăng mộ cho bản thân.
Lăng mộ của bậc đế vương nhà Thanh và các phi tần được chia làm 2 khu: Thanh Đông Lăng và Thanh Tây Lăng. Trong đó, Thanh Đông Lăng ở thị trấn Mã Lan, Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc là nơi yên nghỉ của 5 hoàng đế nhà Thanh gồm: Thuận Trị, Khang Hy, Càn Long, Hàm Phong và Đồng Trị, 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử và 2 công chúa.
Lăng mộ của vua Càn Long và Từ Hi Thái hậu tại Thanh Đông Lăng được đánh giá là nguy nga, hoành tráng nhất.
Thanh Tây Lăng thuộc thị trấn Dịch Huyện, tỉnh Hà Bắc là nơi chôn cất 4 hoàng đế gồm: Ung Chính, Gia Khánh, Đạo Quang, Quang Tự, 3 hoàng hậu, 7 cung phi, hoàng tử và công chúa. Tổng cộng có 76 người được chôn cất ở Thanh Tây Lăng.
Dưới thời nhà Thanh, do là nơi yên nghỉ ngàn thu của các bậc đế vương và vợ con nên những lăng mộ hoàng gia này luôn có binh sĩ, quan viên làm nhiệm vụ canh gác, trông nom. Họ thường là quan viên thất phẩm (cấp bảy), được chu cấp toàn bộ nhu cầu thiết yếu hàng ngày cũng như được trả lương, cấp nhà, cấp đất. Theo các chuyên gia, ước tính, số lính canh 1 lăng mộ hoàng gia có thể lên đến 3.000 người.
Sau khi nhà Thanh sụp đổ, chính quyền mới quyết định duy trì hoạt động bảo vệ lăng mộ và trả lương cho những người làm công việc này.
Thế nhưng, do nguồn thu nhập bị sa sút và quản lý lỏng lẻo nên lính canh không làm nhiệm vụ chặt chẽ như xưa. Theo đó, một số lăng mộ bị kẻ trộm đột nhập vào cướp bóc cổ vật.
Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, chính phủ thức hiện nhiều biện pháp để bảo tồn các lăng mộ hoàng gia của nhà Thanh.
Những người bảo vệ, trông coi và dọn dẹp sạch sẽ lăng mộ của hoàng gia sẽ được nhà nước cấp quỹ đặc biệt để hỗ trợ. Nhờ vậy, những kho tàng văn hóa được bảo tồn nguyên vẹn theo thời gian. Thêm nữa, giới chức trách mở cửa một số lăng mộ đón du khách tham quan, thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.