Tuy "Tam Quốc Diễn Nghĩa" được thêm thắt nhiều tình tiết hư cấu, mang tư tưởng "ủng Lưu phản Tào" nhưng không thể phủ nhận rằng tác phẩm kinh điển này đã giúp mọi người biết đến nhiều hơn về giai đoạn
lịch sử Tam Quốc.
Ngoài ra, dưới ngòi bút của La Quán Trung tiên sinh, hình ảnh của các nhân vật và những sự kiện nổi tiếng đã được phác họa một cách chân thực, sâu sắc nhất, giúp người đọc có thể dễ dàng hình dung và cảm nhận những trận chiến ác liệt trong lịch sử, dễ thấu hiểu và thán phục tài năng và nhân cách của các anh hùng đương thời.
Một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử Tam Quốc chính là trận đại chiến Xích Bích, trận chiến định hình thế cục "chân vạc" của ba nhà Tào-Tôn-Lưu.
|
Đại chiến Xích Bích là một trong những trận chiến nổi tiếng nhất thời Tam Quốc không chỉ vì quy mô trận đánh lờn mà còn vì những tình tiết lỳ kỳ đằng sau. |
Trước khi trận chiến bắt đầu,
liên minh Tôn-Lưu kháng Tào được hình thành, nhưng quân số của liên minh chỉ khoảng 5 vạn thua xa quân Tào với 22 vạn quân (Tào Tháo tuyên bố dẫn theo 83 vạn quân nhưng Chu Du nhận định chỉ 22 vạn quân là quân chinh chiến còn lại chỉ là dân phu đi theo hỗ trợ tải lương).
Tuy nhiên Tào Tháo không nắm hoàn toàn lợi thế, vì quân đội Tào Ngụy đến từ phương Bắc vốn không giỏi thủy chiến. Để khắc phục nhược điểm này, Tào Tháo đã nghe lời khuyên của Bàng Thống, dùng những sợi xích lớn nối chặt các chiến thuyền với nhau, tạo thành một khối vững chắc để giúp các binh sĩ có điều kiện chiến đấu như trên đất liền.
Bên kia chiến tuyến, một mặt Đông Ngô diễn vở kịch khổ nhục kế, lấy lý do Hoàng Cái làm xáo loạn lòng quân, Tôn Quyền đã xử phạt Hoàng Cái trước ba quân cho Tào Tháo xem. Tào Tháo quả nhiên tin là thật, đồng thời chấp nhận Hoàng Cái đầu quân cho mình.
|
Hỏa công Xích Bích đã thiêu cháy giấc mộng bình định phương Nam, thống nhất thiên hạ của Tào Tháo |
Mặt khác, để có thể lấy ít thằng nhiều, phá vỡ đại thủy quân của Tào Tháo, Chu Du và Gia Cát Lượng nghĩ ra kế sách "hỏa công", mấu chốt ở đây là thời tiết lúc đó là mùa đông, gió ở Giang Nam sẽ là gió Tây Bắc, nếu liên minh Tôn-Lưu dùng "hỏa công" không khác gì tự thiêu chính mình, nên thứ mà họ còn thiếu để phá Tào chính là gió Đông. Mấu chốt quan trọng này khiến Chu Du đau đầu mà sinh bệnh.
Tuy nhiên vào thời khắc quyết định, Gia Cát Lượng đã lập đàn cúng tế, mượn được gió Đông, giải quyết vấn đề quan trọng nhất của trận chiến.
Đến thời khắc giao chiến, Hoàng Cái dẫn quân vờ hàng theo lời gọi của Tào Tháo, sau khi áp sát chiến thuyền quân Tào liền ra lệnh cho đại quân dùng lửa tấn công. Tào Tháo không ngờ rằng cách dùng xích nối chặt các chiên thuyền lại với nhau chính là tự đào hố trôn mình, Gió đông càng thổi mạnh khiến lửa càng bén nhanh, chỉ trong chốc lát, hàng trăm chiến thuyền chìm trong biển lửa, Tào Tháo đại bại phải tháo chạy với vài ngàn binh lính còn xót lại.
|
Gia Cát Lượng lập đàn cầu gió Đông 3 ngày 3 đêm |
Điểm quan trọng dẫn đến đại thắng Xích Bích của liên minh Tôn Lưu chính là gió Đông. Tuy nhiên Gia Cát Lượng thật sự có phép thuật hô mưa gọi gió sao?
Trong tiểu thuyết có lý giải rằng là do Gia Cát Lượng có thể theo dõi thiên tượng vào ban đêm và ông sớm nhận ra ở Giang Đông sắp có gió Đông. Theo góc độ khoa học ngày nay thì đó hoàn toàn là sự biến đổi định kỳ của thời tiết.
Gió được tạo ra bởi sự khác biệt trong áp suất khí quyển. Khi một sự khác biệt trong áp suất khí quyển tồn tại, không khí di chuyển từ vùng có áp suất cao hơn đến các vùng áp suất thấp hơn sẽ tạo ra gió.
Vào mùa đông, đất liền sẽ hạ nhiệt nhanh hơn ngoài biển, khí áp trên biển sẽ cao hơn so với đất liền, nên mùa đông thường có gió Đông Bắc. Nếu lúc này nhiệt độ ấm dần lên, mọi thứ sẽ đảo ngược lại.
Vì sớm quan sát và nhận ra hiện tượng nàyGia Cát Lượng đã chọn thời điểm Đông Chí để mượn gió Đông, vì khi bước vào Đông Chí khí hậu sẽ trở nên ấm áp dần và gió Đông Nam sẽ xuất hiện. Tào Tháo sau cũng hiểu ra nguyên nhân thất bại của mình và chỉ biết than rằng: "Nếu Quách Gia ở đây, ta đã không như này".