Năm 1918, đại dịch cúm Tây Ban Nha xảy ra đã cướp đi sinh mạng của khoảng 50 - 100 triệu người (khoảng 5% dân số thế giới khi ấy). Mặc dù có tên gọi là đại dịch cúm Tây Ban Nha nhưng trận đại dịch này lại không bắt nguồn từ Tây Ban Nha.Nguyên nhân là vì vào thời điểm ấy, Chiến tranh thế giới 1 đang bước vào giai đoạn quan trọng.Các nước lớn tham gia cuộc chiến tranh này đã né tránh không để kẻ thù biết được tin tức nước họ có bệnh nhân cúm. Do vậy, tin tức về dịch cúm bị các nước Đức, Áo, Pháp, Anh và Mỹ che giấu.Ngược lại, Tây Ban Nha không hề giấu giếm thông tin nên nhiều tờ báo đưa tin rầm rộ về dịch bệnh này. Kể từ đây, công chúng hiểu lầm rằng quốc gia này là nơi đầu tiên bùng phát đại dịch cúm.Cho đến tận ngày nay, giới chuyên gia vẫn tranh luận về nguồn gốc của đại dịch cúm năm 1918. Một số người cho rằng nguồn gốc của đại dịch trên xuất phát từ Đông Á.Cũng có người cho rằng châu Âu hay thậm chí là Kansas (Mỹ) mới là nơi bùng phát dịch bệnh đầu tiên.Một hiểu lầm khó tin khác về đại dịch cúm Tây Ban Nha là việc một số người cho rằng đa số bệnh nhân cúm tử vong. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy.Cụ thể, phần lớn bệnh nhân cúm năm 1918 sống sót. Tỉ lệ bệnh nhân tử vong vì đại dịch này không vượt quá 20%.Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong thay đổi ở các nhóm dân tộc khác nhau. Tại Mỹ, số trường hợp tử vong trong nhóm thổ dân da đỏ đặc biệt cao. Thậm chí, một số cộng đồng cư dân bị "xóa sổ" do đại dịch cúm.Mặc dù tỉ lệ tử vong trong đại dịch cúm Tây Ban Nha chạm tới con số 20% nhưng nó đã vượt quá bệnh cúm thông thường, vốn chỉ khiến dưới 1% bệnh nhân qua đời.Mời quý độc giả xem video: ĐBSCL với chiến dịch phòng chống dịch cúm AH1/N1 (nguồn: VTC14)
Năm 1918, đại dịch cúm Tây Ban Nha xảy ra đã cướp đi sinh mạng của khoảng 50 - 100 triệu người (khoảng 5% dân số thế giới khi ấy). Mặc dù có tên gọi là đại dịch cúm Tây Ban Nha nhưng trận đại dịch này lại không bắt nguồn từ Tây Ban Nha.
Nguyên nhân là vì vào thời điểm ấy, Chiến tranh thế giới 1 đang bước vào giai đoạn quan trọng.
Các nước lớn tham gia cuộc chiến tranh này đã né tránh không để kẻ thù biết được tin tức nước họ có bệnh nhân cúm. Do vậy, tin tức về dịch cúm bị các nước Đức, Áo, Pháp, Anh và Mỹ che giấu.
Ngược lại, Tây Ban Nha không hề giấu giếm thông tin nên nhiều tờ báo đưa tin rầm rộ về dịch bệnh này. Kể từ đây, công chúng hiểu lầm rằng quốc gia này là nơi đầu tiên bùng phát đại dịch cúm.
Cho đến tận ngày nay, giới chuyên gia vẫn tranh luận về nguồn gốc của đại dịch cúm năm 1918. Một số người cho rằng nguồn gốc của đại dịch trên xuất phát từ Đông Á.
Cũng có người cho rằng châu Âu hay thậm chí là Kansas (Mỹ) mới là nơi bùng phát dịch bệnh đầu tiên.
Một hiểu lầm khó tin khác về đại dịch cúm Tây Ban Nha là việc một số người cho rằng đa số bệnh nhân cúm tử vong. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy.
Cụ thể, phần lớn bệnh nhân cúm năm 1918 sống sót. Tỉ lệ bệnh nhân tử vong vì đại dịch này không vượt quá 20%.
Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong thay đổi ở các nhóm dân tộc khác nhau. Tại Mỹ, số trường hợp tử vong trong nhóm thổ dân da đỏ đặc biệt cao. Thậm chí, một số cộng đồng cư dân bị "xóa sổ" do đại dịch cúm.
Mặc dù tỉ lệ tử vong trong đại dịch cúm Tây Ban Nha chạm tới con số 20% nhưng nó đã vượt quá bệnh cúm thông thường, vốn chỉ khiến dưới 1% bệnh nhân qua đời.
Mời quý độc giả xem video: ĐBSCL với chiến dịch phòng chống dịch cúm AH1/N1 (nguồn: VTC14)